..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Mùi thơm Hoa Tử đinh hương – Bài viết của LHS Bul 76

Cảm ơn BTT LHSBul'76


Tháng Năm mê hoặc chúng ta với màu sắc và hương thơm của những chùm hoa Tử Đinh Hương xinh đẹp, loại hoa tượng trưng cho tuổi trẻ, sức khỏe và thiên nhiên tươi mát, nhưng có lúc có nơi lại là nỗi buồn và tình yêu không được hồi đáp.

Hoa Tử đinh hương có quê hương là xứ sở Ba Tư huyền bí. Từ 4 thế kỷ trước, một thương nhân mang loài hoa này đến thành Viên và từ đó chúng len lỏi vào mọi ngóc ngách của châu Âu. Theo thời gian, những người châu Âu gắn chúng vào ngôn ngữ của hoa – với bông tử đinh hương trắng trong tay, chàng trai hẹn người yêu tới nơi tình tự, còn với bông hoa màu tím, chàng bày tỏ tình yêu nồng thắm của mình.
Có khoảng 30 loài tử đinh hương, chủ yếu là ở châu Á và châu Âu. Nghe có vẻ ngạc nhiên là Tử đinh hương thuộc dòng họ ôliu. Tên Latin của hoa Syringa có nguồn gốc từ Syrinx trong Hy Lạp là ống tiêu, còi. Quả là như vậy, nếu rút lấy lõi của cành tử đinh hương thì có thể làm thành chiếc tiêu. Theo truyền thuyết dụng cụ âm nhạc này do thần Pan tạo ra từ nữ thần Nymph Sirinx. Nữ thần chạy trốn khỏi sự tán tỉnh của thần Pan, và bị biến nàng thành bụi cây sậy. Sau đó lấy thân cây gọt thành ống sáo sẽ phát ra những âm thanh kỳ diệu. Sự tích này được Ovid kể trong chuyện “Metamorphoses”.

“Dưới chân những ngọn đồi xanh của Arcadia, sống giữa các nữ thần núi rừng có một nữ thần nổi tiếng tên là Syrinx. Một lần từ trên núi trở về nàng gặp thần Pan … Nữ thần vội vã chạy trốn, nhưng nước sông Lado chắn đường nàng và nàng bắt đầu van xin người chị em của mình là nước trong dòng sông, hãy để cho nàng biến thành hình dạng khác. Khi thần Pan đuổi kịp và định ôm lấy nàng, nhưng thay vì Syrinx thần lại ôm phải cậy sậy mà nữ thần đã hóa thân vào đó. Cây đung đưa trong gió và phát ra âm thanh nghe như những tiếng nức nở…”
Robert Fowler:The Nymph
Theo đánh giá của các chuyên gia, những lễ hội lớn của hoa Tử đinh hương thường diễn ra ở Iran, Bắc Âu, Đức, Áo. Lễ hội Tử đinh hương ở Bulgaria cũng được đánh giá cao, đặc biệt là ở Lovech – Thành phố hoa Tử đinh hương.

Ở Bulgaria chủ yếu trồng loại Tử đinh hương Syringa vulgaris. Chúng đặc trưng cho bán đảo Balkan với những lá hình trái tim đối xứng và các màu hoa tím, hồng, trắng, đỏ tím, rất thơm và đẹp, tập trung thành nhiều cụm hoa kết thành chùm.

Tử đinh hương bắt đầu trổ lá vào những ngày ấm áp đầu tiên của mùa xuân và không nơi nào hoa nở dày đặc và phong phú như ở Thụy Điển và Na Uy – những nước nổi tiếng thế giới với sức mạnh thể chất và tinh thần đáng kinh ngạc.

Hoa tử đinh hương đặc biệt được yêu thích ở Đức, họ tết chúng thành bó và vòng hoa, và vào tháng Năm mùa xuân hầu như không có nhà nào là không được trang trí bằng những bó hoa lilac tươi đẹp và thơm. Theo truyền thống lâu đời, trẻ em xâu chuỗi hoa với nhau, làm thành vòng hoa, thánh giá, và sau đó để khô làm kỷ niệm.

Bọn trẻ đặc biệt lưu ý tìm kiếm những bông hoa “hạnh phúc” – không phải có bốn cánh, mà là năm hoặc nhiều hơn. Người ta tin rằng những bông hoa như vậy mang lại hạnh phúc. Thường ở những bông hoa màu trắng gặp nhiều hơn, hoa màu tím rất ít khi có loại đó.

Chẳng biết tại sao ở đất nước Anh, hoa Tử đinh hương lại bị coi là loài hoa đau buồn và bất hạnh. Đối với nhiều người, tử đinh hương là bông hoa của xui rủi và bệnh tật, có lẽ người ta liên tưởng tới màu tím u buồn của nó. Thậm chí có câu ngạn ngữ cổ ở Anh “Cô gái nào cầm hoa Tử đinh hương sẽ không bao giờ được đeo nhẫn cưới”. Đã từng có tục lệ gửi một cành tử đinh hương cho người yêu, như là một cách nói tế nhị rằng mối quan hệ của hai người đã chấm dứt. Tục lệ này có lẽ xuất phát từ một truyền thuyết của Anh về hoa Tử đinh hương trắng. Một thời gian dài ở Anh chỉ có Tử đinh hương màu tím. Có một nhà quý tộc người Anh dụ dỗ một cô gái trẻ ngây thơ rồi sau đó ruồng bỏ cô khiến cô chết vì đau buồn. Bạn bè đặt trên mộ cô vòng hoa Tử đinh hương tím. Sáng hôm sau họ quay lại và kì lạ thay, vòng hoa đã hóa thành khóm hoa màu trắng và như vậy lần đầu tiên xuất hiện hoa Tử đinh hương trắng ở Anh. Đến bây giờ có rất nhiều hoa Tử đinh hương trắng nở trong nghĩa trang Hratsfordshir.

Ở Nga và Pháp hoa Tử đinh hương gắn liền với Tháng Năm và Tháng Sáu với tình yêu, vẻ đẹp và sự dịu dàng. Thậm chí ở những nước này họ tin rằng nếu bạn mơ thấy hoa Tử đinh hương là tình yêu sắp đến.

Ở Pháp hoa Tử đinh hương được gọi là Lilas, từ đó có tên của màu tím – lilav. Từ này tiếng Ba Tư có nghĩa là “hoa”.

Mùi hoa Tử đinh hương trong tôi

(Tôi ngửi thấy mùi hoa Tử đinh hương)
Từ bên vườn nhà hàng xóm
thơm ngát mùi Tử đinh hương
Tâm trí xa xưa về nhen nhóm
trái tim tôi bóp nghẹt đau thương:
lại trở về thời tuổi trẻ yêu đương
lại cảm thấy nỗi run và vị ngọt.
Tôi ngửi thấy mùi hoa Tử đinh hương.

Chợt nhớ lại bao chuyện xưa vĩnh viễn,
nơi ẩn giấu biết bao điều bí hiểm:
hai đứa bên nhau cùng dạo trong vườn
(tâm hồn tôi sao bồi hồi xao xuyến!)
đêm tháng Năm trong khu vườn thượng uyển
dưới bầu trời mờ sương.
Tôi ngửi thấy mùi hoa Tử đinh hương.

Bao nhiêu lời đam mê, dịu ngọt,
(Ax, trái tim tôi chìm trong vị ngọt!)
bên khóm hoa cầu tuyết trắng mờ!
Làn gió nhẹ mơn man
đượm mùi hương tỏa lan
từ hơi thở tình yêu vấn vương
Tôi ngửi thấy mùi hoa Tử đinh hương.

Hai đứa tôi loanh quanh dạo bước
qua khu vườn vẫn đang say giấc.
tâm hồn tôi tỏa hương ngây ngất
ánh trăng vẽ bóng chúng mình
in hình trên mặt đất đẫm sương.
Tôi ngửi thấy mùi hoa Tử đinh hương.

Thơ: Ivan Vazov,
Thanh Hằng dịch.


Спокойствие и тишина лъха от тази нетрадиционна творба на Вазов – “Люлека ми замириса”. Основният мотив, който владее автора,  е тъгата по отминалия дух на младостта. Осъществена е взаимовръзката между далечното минало и настоящия момент, което е проекция на отминалия и изгубен период от живота на лирическия герой. Споменът за вълшебната разходка в майската градина е свързан с бленувания образ на любимата и затова той трябва да бъде съхранен. Цялата творба може да бъде разгледана като една от най-нежните интимни изповеди на автора, която представя тъгата по младостта, отминалите дни и любимата.
ЛЮЛЕКА МИ ЗАМИРИСА
Из съседната градина
люлека ми замириса.
Ум далеч назад замина
и сърцето ми болно сви са:
върнах се в цветуща младост,
сетих трепети и сладост.
Люлека ми замириса.

Сетих всичко, що веч няма,
дето бе и вече скри са:
ний разхождахме се двама
(как душа ми се униса!)
в майска нощ в градина млада
под небесната лампада.
Люлека ми замириса.

Колко думи страстни, нежни
(ах, сърце ми сладко сви са!)
там при картопите снежни!
А зефирът заразниса
мирис люлеков над нази -
от любовен дъх талази.
Люлека ми замириса.

Дълго ходяхме двамина
из заспалата градина.
Моята душа упи са
на живота с аромата,
лунният светлик изписа
сенките ни по земята.
Люлека ми замириса.

Иван Вазов

Люляк – Цветята на май

Месец май ни радва с цветовете и аромата на красивото цвете Syringa vulgaris, което символизира младостта и събуждането на новия живот.
Родината на люляка е Персия. Преди 4 хилядолетия търговци го пренесли във Виена, а оттам той достигнал до всяко кътче на Европа. С течение на времето европейците го включили в езика на цветята – с бял люляк в ръка мъжът кани на среща любимата, а с лилав й поднася пламенно обяснение в любов.

Забележително е, че традиционните празници на люляка в различни страни през изтеклия май съвпаднаха, че това бе Световният месец за защита на природата, а на 24 май бе Денят на европейските паркове. Това съвпадение е показателно, защото се смята, че този храст с красиви цветове и чудотворен аромат расте и цъфти там, където има чист въздух и чиста почва. А коя е родината на люляка и защо някъде той е символ на младостта, здравето и природната свежест, а другаде – на тъгата и несподелената любов?
Именно люлякът по своеобразен начин свързва древните перси на юг с викингите далеч на север.

Според учените в днешен Иран и Близкия изток е древната му родина. А той е на особена почит в Швеция и другите скандинавски страни. В тези раздалечени краища на света люлякът се тачи като свещено растение. Именно в Иран, Швеция и Дания съм виждал най-обилния и разкошен цъфтеж на различни люляци.
Не са много хората, които знаят, че в света има около 30 вида люляк и то главно в Азия и Европа. На много читатели ще прозвучи учудващо, че люлякът, или на латински Syringa, е от семейство маслинови. Латинското наименование на люляка — Syringa vulgaris произхожда от гръцката дума syrinx — тръбичка, свирка, тъй като ако се извади меката коркова сърцевина на клонче от люляк, може да се направи нещо като свирчица, каквато направил митологичният бог Пан от нимфата Сиринга, бягаща от неговите ласки и преследвания, превръщайки я в тръстика. За това Овидий разказва в своите “Метаморфози”: “В подножието на зелените хълмове на Аркадия, сред горските нимфи живяла знаменитата нимфа на име Сиринкс. Връщайки се веднъж от планината, я срещнал бог Пан… Нимфата се втурнала да бяга, но водите на река Ладона я спрели. И тя започнала да умолява своите сестри – водите на реката, да й дадат друг образ, да я пуснат. В това време Пан я настигнал и искал да я прегърне, но вместо Сиринкс прегърнал блатната тръстика, в която тя се превърнала и която се люлеела от вятъра, издавайки свирещи, прилични на ридания звуци…”
Според преценки на експерти особено големи са празниците на люляка в Иран, Скандинавия, Германия, Австрия и те са посветени на разцъфналата пролет и на природната виталност. Но високо призвание имат и празниците на люляка в България и по-специално в Ловеч – града на люляците.
У нас се отглежда главно люляка Syringa vulgaris. Той е характерен за Балканския полуостров със срещуположните си сърцевидни листа и красиви много ароматни виолетови, розови, бели и червено-виолетови цветове, събрани по много в гроздовидни съцветия.
Люлякът започва да се разлиства с първите топли дни на пролетта и никъде не цъфти така обилно и разкошно, както в Швеция и Норвегия — страни, поразяващи целия свят със своята удивителна физическа и морална сила.

Особено го харесали в Германия: от него правели венци, букети и почти нямало дом, който през пролетта да не е украсен с прекрасни, ароматни букети от люляк. Децата се забавлявали като нанизвали цветчетата едно в друго, правели венчета, кръстчета и после ги изсушавали за спомен. С особено внимание разглеждали цветчетата и търсели “щастливото”- не четирилистно, а с пет или повече венчелистчета. Такива цветчета се смятало, че носят щастие. Те се срещат по-често сред белия люляк, а при лилавия — много по-рядко.
В Англия, кой знае защо люлякът се смята за цвете на скръб и нещастие, може би заради лилавия цвят, който преминава в бледолилав, избелява и придобива мъртвешки оттенък. Стара английска пословица дори казва, че който носи люляк, няма никога да носи венчална халка. И затова, да се изпрати на жениха, направил предложение, клонче люляк, означава че му отказват ръката на момичето – един вежлив начин, към който прибягвали в подобни случаи.
Дълго време в Англия имало само лилав люляк и за появяването на белия разказват следното предание. Разказват, че когато един богат лорд обидил и излъгал доверилото му се младо момиче, тя умряла от мъка и приятелите й засипали гроба й с цял куп люляк. Когато на другия ден те отишли на гроба на девойката, били безкрайно учудени, като видели, че люлякът бил станал бял. Тогава за първи път се появил белият люляк в Англия. И сега бели люляци цъфтят на гробището край Вей в Хартсфордшир.
В Русия и Франция люлякът е свързан с майското и юнско развихряне на любовта, красотата и нежността. Дори в тези страни има поверие, че ако сънуваш люляк, ти предстои любовно пробуждане.
Във Франция люлякът се нарича Lilas , от където идва и наименованието на цвета – лилав. Думата е персийска и означава “цвете”.
На Изток люлякът е символ на тъжна раздяла и обикновено се подарява само, когато влюбените се разделят завинаги.





4 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Và cả Bài thơ hay của tác giả qua bản dịch của BTT, CG ơi!

      Xóa
  2. Anh Bi ơi sửa lại bài thơ của ivan Vazov nhé. Hôm trước em dịch vội nên nhiều chỗ chưa chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Tác Giả Thanh Hằng hiệu đính lại Bài Thơ Của Ivan Vazov! Chúc BTT dịch nhiều bài thơ hay của bul cho cả những người LHS Bul chúng tôi!

      Xóa