..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Giáng Sinh đẫm máu 1974!



Ужасът в студентското общежитие на Коледа



СПОМЕНИ ОТ НАРОДНАТА РЕПУБЛИКА  


Автор и очевидец: Д-р Николай Колев
Празнувал съм Коледа на няколко различни континента. Някои са били снежни, а други – в близост до екватора, жарки. Вече ми е трудно да си припомня подробности за всички тия отминали Коледи, но има една, която – и да искам, не мога да забравя.
Беше 1974 година. Бях студент в София и живеех на общежитие в Студентски град. В навечерието на празниците от Стара Загора пристигна „голямата ми любов” Маруся. На 25-ти декември се разхождахме дълго в града, купихме разни деликатеси за ядене, като не пропуснахме и попътните магазини за дребни подаръци. В края на деня се добрахме с трамвая до спирката на автобуса за Студентския град. Вече се чувствах уморен и премръзнал, та затова посрещнах с неохота предложението на Маруся да се отбием в близкото кафе. Но тя се „запъна”- кафе, та кафе. Напразно й обяснявах, че в стаята си имам кафе и можем да си сварим веднага след като се приберем, защото бяхме само на пет минути от блока. Нервирах се на тая нейна упоритост, но накрая отстъпих. В кафенето беше топло, пълно с цигарен дим и весело студентско настроение. Раздразнението ми бързо отмина и прекарахме близо час в приятни разговори, отпивайки от кафето, подсилено с малко коняк „Плиска”.
Отпочинали и развеселени, тръгнахме към блока. Отдалече съзрях оживление на стълбите пред входа. Имаше спрени няколко коли и хора притичваха в разни посоки. Забързах се, защото явно ставаше нещо… Бях избран за командир на Доброволния отряд (ДОТ) и имах отговорност за реда в блока. Вече имаше сбивания между групи от арабски студенти, негрите също се биеха помежду си и се налагаше да ги разтърваваме – понякога с помощта на милицията.
Затичах се към входа. Видях, че вкарват в частна кола човек в безпомощно състояние и шофьорът потегли с бясна скорост. В този момент от фоайето изкараха пред блока втори кървящ човек. Момчета и момичета се движеха наоколо в хаотичен транс. Опитвах се да разбера от някого какво става, но получавах само несвързани отговори.
Портиерката ме видя през стъклото на портиерната и източи глава като жираф през малкото прозорче. Лицето й беше изкривено в ужасена гримаса, а очите – подпухнали и зачервени, се опитваха да изскочат от орбитите си.
- Къде ходииииш? Виж, кво става тукаааа! (Като командир на ДОТ* имах стая на партера до портиерната, за да бъда под ръка в случай на нужда.)
- Звъни в милицията – викнах аз.
- Звъня, ама не идваааат – изви отново тя.
Трябваше да разбера какво става и – напълно забравил за гостенката, се втурнах към асансьора. В този момент човешка вълна се изля по стълбите от горните етажи. Едни бягаха навън, други се втурнаха по дългите коридори на партерния етаж. Влизаха в първата отключена врата и се залостваха вътре. Увлечен от мнозинството и поддал се на мигновена паника се озовах в някаква стая, притиснат между тежко дишащи момчета и момичета. Дочух сирени и си помислих, че пристига милицията, но някой, който гледаше през прозореца, викна, че са дошли линейки и че изнасят още хора навън. Чувствах, че е крайно време да предприема нещо. Разбутах телата, подпиращи вратата, и изтичах към централното фоайе. От горните етажи се спуснаха студенти, които викаха:
-Хванаха го, хванаха го!
Нямах представа кого са хванали и кои са го хванали, нямаше време и да разпитвам. Отвън се чу воят на множество сирени на милиционерски коли. Пристигнаха накуп и наобиколиха блока. Десетина униформени се втурнаха във фоайето. По-късно разбрах, че са дошли с такова закъснение, защото са чакали да се съберат достатъчно коли, за да могат да обградят сградата. Няколко милиционери наобиколиха портиерката и се опитваха да разберат нещо от паникьосаната жена. Съзряла ме, тя ме посочи с думите: „Този е шефът на Доброволния отряд”. Някакъв началник се насочи към мен, а другите тръгнаха бавно и предпазливо по стълбите с пистолети в ръце. Спрелият се при мен ми обясни тактиката набързо. НИКОЙ НЕ ТРЯБВА ДА ИЗЛИЗА ОТ БЛОКА, ВСИЧКИ СТУДЕНТИ ТРЯБВА ДА СЕ ПРИБЕРАТ ПО СТАИТЕ ДО ИЗЯСНЯВАНЕ НА СИТУАЦИЯТА.
Фоайето беше пълно с изплашени младежи, които милицията не пускаше да излязат. Навсякъде имаше стъпки от множеството крака, прегазили кървавите локви. Въздухът беше наситен с миризма на пот, кръв и урина. Вече бях забелязал в тълпата няколко момчета от отряда. Изтичах и им предадох нарежданията на милиционерския началник. Започнахме да убеждаваме студентите да се приберат по стаите. Тези, които живееха на горните етажи, се страхуваха да се върнат и се вмъкваха в най-близките врати. Едно момче заяви, че няма да остане в блока и скочи през един прозорец. Явно до стената на сградата е имало притаени милиционери, защото няколко се хвърлиха върху него, ступаха го с палките и му надянаха белезници.
По едно време някакъв милиционер се разкрещя по радиостанция от горните етажи и негови колеги от фоайето хукнаха нагоре. После се разбра, че в този момент младежите, заловили убиеца, се борели с тълпа разярени студенти, напиращи да линчуват стрелеца. С момчетата от отряда тръгнахме към горните етажи. На всяка етажна площадка стояха милиционери с пистолети и се вторачваха подозрително във всеки появил се. Трябваше на всеки етаж да обясняваме кои сме и къде отиваме. Те вече знаеха, че има заловен, но допускаха, че заради многото жертви може да има и съучастници.
Получихме нова задача. Започвайки от последния етаж, трябваше да минем от стая в стая и да изкараме студентите навън. Там униформените се бяха организирали да проверяват личните документи, да събират свидетелски показания и да разпитват всички, които не бяха жители на блока. Повечето от студентите не чакаха втора покана.
Грабваха палтата и тръгваха навън. Имаше обаче такива, които се бяха барикадирали в стаите и отказваха да излязат. Други стояха затаени зад залостените врати и не отговаряха на настойчивото ни чукане. Мнозина не бяха разбрали, че убиецът е заловен, други допускаха, че може да има съучастници и е опасно да се излиза. Пред всяка заключена врата ние казвахме кои сме, защо чукаме, какво искаме и защо трябва да се излезе от блока. Когато увещанията не помагаха, заплашвахме, че ще дойдат ми-лиционерите, ще разбият вратата и ще пуснат вътре настървените кучета. (Така се правеше, ако има подозрение, че някъде се спотайва въоръжен престъпник). Понякога се оказваше, че водим монолози пред заключени празни стаи, защото много студенти вече бяха заминали за празниците по родните си места.
Имаше куриозни случаи да намирам хора, скрити под леглата. Чукам на вратата – няма отговор. Натискам бравата и влизам. Лампата свети, в пепелника гори цигара, а човек не се вижда. Навеждам се да погледна под леглото, а притаилият се отдолу се опитва да ме ритне в лицето. В следващите подобни ситуации вече бях много по-предпазлив – още открехвайки вратата започвах да обяснявам на висок глас кой съм и защо идвам. Влизах предпазливо, защото разбрах, че има голяма вероятност някоя паникьосана студентка да ме тресне с тиган по главата.
Друг куриозен случай. Тропам настойчиво по една врата – защото разбрах че вътре има някой, и след минута към мен се хвърлят няколко милиционери с насочени пистолети. Оказа се, че една студентка се подала до кръста през прозореца и неистово крещяла, че убиецът се опитва да влезе в стаята й.
Паниката може да накара хората да вършат невероятни неща, понякога надхвърлящи нормалните физически възможности. Спомням си, че влизайки в антрето на една от стаите съзрях неподвижно босо момиче. Преди да успея да го заговоря, то се шмугна като невестулка покрай мен и хукна нанякъде. Отвътре се чуваха писъци, затова се втурнах натам. Пред очите ми се разкри изненадваща картина. Една девойка пищеше, без да спира, и скачаше непрестанно между две легла. Подскачаше по няколко пъти върху пружината и прелиташе на отсрещното легло. После действието се повтаряше в обратна посока. Шокиращото в случая бе, че разстоянието между двете легла беше почти два метра и в нормално състояние тя не би била способна на такива отскоци. Момичето не ме удостои с внимание и не спираше да скача. Опитах да я спра, заставайки с разперени ръце по средата на траекторията й, но тя вече се беше заси-лила и със скока си ме повали на леглото зад мен. Настана кратко боричкане, но писъците привлякоха вниманието на колега от отряда, който влезе и помогна да я поукротим. Накарахме я да си обуе обувките, пъхнахме й палтото в ръцете и я избутахме навън в коридора.
Ходейки от стая в стая, ние изпълнявахме възложената задача, но в същото време не знаехме почти нищо за случилото се в блока. На петия етаж се озовах в стаята на убитите виетнамци, които в момента на разстрела празнували рождения ден на домакина. Не мога да забравя открилата се пред очите ми картина : отрупаната с ястия и бутилки маса и сгънатият върху стола виетнамец. Това беше най-невероятната поза, в която съм виждал човешко тяло. Представете си, че метнете на облегалката на стол панталоните си – те ще се отпуснат плътно от двете страни. Така огънат върху облегалката на стола изглеждаше дребничкият младеж – темето му се подпираше на седалката, а от другата страна висеше тялото му от кръста надолу. Впоследствие разбрах, че върху стола бил рожденикът Ву Нон Суан. Заедно с него била застреляна приятелката му Хун Тхай Лан и българският им колега Стефан.
Изпразването на блока и изясняването на случая продължиха до сутринта. След това изпратих гостенката си до автогарата, откъдето тя хвана първия автобус за провинцията. Там вече бяха и други студенти, които бързаха да се махнат далеч от преживения кошмар.
Върнах се в общежитието. Блокът беше пълен със специалисти, които щракаха с фотоапарати, събираха отпечатъци, изследваха балистични траектории. Вече беше станала известна самоличността на убиеца – 17-годишният Бранимир Дончев, който влязъл в блока, въоръжен с нож и пистолет. Оръжието било на баща му, който бил някакъв голям началник.
Независимо, че бе установено, че Бранимир е действал самостоятелно, през следващите седмици имаше постоянно милиционерско присъствие в блока. Общежитието, което нормално приличаше на пчелен кошер, беше странно пусто и тихо. Новата година посрещнахме десетина човека, събрани в централното фоайе на блока. С нас бяха портиерката и няколко милиционери. Нямаше веселие и танци, но храна и напитки имаше в изобилие, защото колегите, които заминаха, оставиха приготвените за празника провизии. Бяхме се събрали пред телевизора и гледахме новогодишната програма. В един момент се обърнах към масата с храната и се вце-пених от изненада. До масата стоеше един от дежурните милиционери и пъхаше пържоли в джобовете на униформата си. Стана ми толкова гадно от неговата дребна кражба, че оставих малката група колеги и се прибрах в стаята си.
Никога не разбрахме колко е бил точният брой на жертвите. Някои бяха убити на място, а други – изнесени ранени. Колко впоследствие бяха починали от раните си и колко оцеляха не стана ясно. Официална информация липсваше. Два дни след събитието във вестник „Работническо дело“ излезе кратко съобщение на Главна прокуратура, което информираше, че в студентските общежития в кв.“Дървеница“ са убити шест студенти, а десет са ранени. Един от убитите и трима от ранените са чужди граждани. Твърдеше се, че убиецът бил в „болестно състояние на психиката“. Бащата Дончо Делчев, зам. главен директор на ДСО „Стара планина”, беше арестуван и осъден на четири години затвор, задето е оставил оръжието си без надзор.
След малко повече от два месеца в общежитието се появи служителят на милицията, който отговаряше за студентските доброволни отряди. Събра ни и делово съобщи, че убиецът Бранимир е застрелян при опит за бягство. С интонацията и многозначителното си изражение остави у нас недвусмисленото убеждение, че бягството е инсценирано. Ние посрещнахме с радост новината, че убиецът си е получил заслуженото. Родители на някои от жертвите бяха писали до прокурора, че ако съдът изкара Бранимир невменяем и го освободи от отговорност, те лично ще му изпълнят смъртната присъда. Така с „опита за бягство” проблемът беше решен. Близките бяха доволни, а властта се избави от излишни усложнения.
По повод на тридесетата годишнина от трагичното събитие някои вестници публикуваха допълнителна информация по случая. В деня на убийството Бранимир гледал филма „Кръстникът,” който го вдъхновил за убийствата. Това ни го бяха казали още през 1974 година, но тогава си мислех, че се търси повод да се забранят западните филми – заради „лошото им влияние върху младежта”. След убийството се говореше, че властите са ограничили прожекциите на филма, а най-кървавите сцени били цензурирани.
От статиите се разбра, че майката на Бранимир била психично болна и се самоубила три години преди синът й да извърши първото масово убийство в България. Делян, братът- близнак на Бранимир, бил също психично болен и завършил живота си със самоубийство. Близки на семейството обаче подозирали, че му е „помогнато” да се самоубие от страх, че може да последва примера на брат си. Сестра им Тотка разказва, че през 1988 г. Делян бил в кюстендилски санаториум. Съобщили им, че е паднал от някаква тераса. Как точно е паднал, така и не се разбрало… Тя изказала няколко хипотези – допускала, че може да е ликвидиран по заповед, че е жертва на вендета от близки на убитите или, че наистина се е самоубил.
Сигурно подробностите ще останат неизяснени, но за мен е ясно, че упоритото желание на моята гостенка да пием кафе вероятно ми спаси живота. При портиерката имаше копче на звънец, с който да ме повика при нужда. Ако бях в общежитието, щях веднага да хукна по етажите, за да разбера какво става и почти сигурно щях да срещна убиеца. Той се разхождал по коридорите и избирал кого да атакува. След като убиел някого прибирал пистолета в джоба и продължавал обиколката из блока. Щях да се натъкна на него и последиците можеха да бъдат фатални. Затова всяка година на 25-ти декември си пия символично кафето с малко коняк – като възпоминание за загиналите колеги и с благодарност, че съм бил пощаден от съдбата.
–––––
*По време на социализма съществуваше организация Доброволен отряд на трудещите се (ДОТ). Постъпвайки в ДОТ, доброволецът получаваше карта, наподобяваща тези на полицейските служители и червена лента с надпис „Отрядник“. Даваха се периодични дежурства за опазване на реда. Във всички общежития се създаваха студентски отряди, защото имаше буйни младежи, пиянства и сбивания, най-често сред чуждестранните студенти.


2015 Socbg.com © СПОМЕНИ ОТ НАРОДНАТА РЕПУБЛИКА

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Hợp đồng TOUR Ba Bể 11/2015

 CÔNG TY DU LỊCH HÀNG KHÔNG              Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam                         VIỆT NAM AVITOUR                                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                                      ----------o0o----------                                                              ----------o0o----------


HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ


Số: 92/HĐDV 2015

Căn cứ theo Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ Luật dân sự quy định chi tiết việc thi hành Hợp Đồng Kinh Tế có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Truyền thông và DLHK Việt Nam – Avitour
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.




Hôm nay, tại Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2015, chúng tôi gồm có:

             
Bên A: CHÚ KHÁNH
            Địa chỉ           :
            Điện thoại     :
            Email             :
               

Bên B:  CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VÀ DU LỊCH HÀNG KHÔNG VN – AVITOUR
Do Ông ......... : NGUYỄN TRUNG QUÂN        
Chức vụ          : Giám Đốc – làm đại diện.
Điạ chỉ             : P303A, Nhà A2, TT Tân Mai, P. Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD              : Số 222, Hoàng Văn Thái, P. Khương Mai, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại       : 043 566 7447   * Fax : 043 566 7448
MST                : 0104514585
Mã số TK              : 023456 68 8888 tại Ngân hàng Sacombank – PGD Khương Mai, Hà Nội

Sau khi bàn bạc, hai bên đồng thỏa thuận thống nhất ký Hợp Đồng Dịch Vụ với các điều khoản sau:

Điều 1 :   


Bên A đồng ý giao cho bên B tổ chức thực hiện chương trình tham quan cho bên A như sau:
§       Tuyến:             Hà Nội – Hồ Ba Bể - Bản Bác Ngòi  -  Hà Nội
§       Thời gian:  02 ngày 01 đêm  – Thời gian từ 07h00 ngày 07/11/2015 đến 18h30 ngày 08/11/2015
§       Số lượng tạm tính: 25 khách Người lớn. Danh sách đính kèm.



Điều 2 : CHI TIẾT PHỤC VỤ

§           Vận chuyển: 01 Xe 29 chỗ đi tham quan theo chương trình du lịch.
§           Lưu trú: : Ngủ nhà nghỉ home-stay tại bản Hồ Ba Bể.
§           Ăn uống:
F  Bữa chính:  03 bữa chính  x 150.000 đ/ suất.
F  Bữa sáng:    01 bữa phụ x 50.000 đ/ suất.
§           Hướng dẫn viên: Chuyên nghiệp, nhiệt tình phục vụ đoàn.
§           Vé tham quan: Tại các điểm theo lịch trình thăm quan.
§           Thuyền tham quan Hồ Ba Bể
§           Bảo hiểm: Bảo hiểm Du lịch trong nước mức đền bù tối đa 20.000.000 đ/vụ/ người
§           Phục vụ: Nước suối + Khăn lạnh theo lịch trình 01 chai 0,5lit/ngày
ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

1.      Đơn giá TOUR trọn gói cho 01 khách: 1.330.000 vnđ/ khách
2.      Tổng số khách tạm tính: 25 khách người lớn
3.      Tổng giá trị hợp đồng :  1.330.000 vnđ x 25 khách = 33.250.000 vnđ
( Bẵng chữ: Ba mươi ba triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn./)

Điều 4 : PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

1.        Bên A thanh toán cho bên B bằng: Tiền Mặt
2.        Bên A thanh toán cho bên B làm 2 lần:
Lần 1: Sau khi Hợp đồng được ký kết bên A thanh toán  cho bên B tương đương 60% trên  tổng giá trị hợp đồng TOUR tương đương với số tiền là 20.000.000 vnđ ( Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn./) .
Lần 2 : Sau khi kết thúc chuyến đi và nhận Biên bản Thanh lý Hợp đồng, bên A thanh toán nốt cho Bên B số tiền còn lại của Hợp đồng.

Điều 5: HỦY BỎ VÀ PHÍ HỦY BỎ

Trường hợp chuyến đi bị hủy bỏ do Du lịch Hàng không ( Bên B )

Nếu Bên B không thực hiện được chuyến đi, phải báo ngay cho khách hàng biết và thanh toán lại cho khách hàng đã đóng trong vòng 07 ngày kể từ lúc thông báo việc hủy bỏ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đến ngày khởi hành, bên B hủy tour, bên B phải đền bù thiệt hại 100% tổng giá trị Hợp đồng đã ký kết cho Bên A.


Trường hợp chuyến đi bị hủy do khách hàng ( Bên A )

1.    Trước ngày khởi hành, nếu bên A vì bất cứ lý do gì không thể tham dự được chuyến đi, phải báo ngay cho Bên B và chịu chi phí hủy bỏ như sau:
    • Sau khi ký kết hợp đồng: 10% tổng giá trị của dịch vụ.
    • Hủy trước 4 ngày: 50% tổng giá trị của dịch vụ.
    • Hủy từ 2 đến 3 ngày: 70% tổng giá trị của dịch vụ.
    • Hủy trong vòng 24 giờ: 100% tổng giá trị của dịch vụ.
2.    Việc thông báo hủy bỏ chuyến đi phải được thông báo trực tiếp với Bên B bằng văn bản e-mail hoặc fax và phải được Bên B xác nhận. Trường hợp hủy bỏ bằng điện thoại sẽ không được chấp nhận.
3.    Không hoàn lại tiền đối với những khách hàng bỏ dở chương trình giữa chừng.
Trường hợp bên A giảm khách:
-    Trước 02 ngày: Không phải trả bất cứ chi phí nào, không giảm dưới 25 khách đã đăng ký.
-    Vào lúc khởi hành: Bên B không trả lại bất cứ chi phí nào, cung cấp đầy đủ các dịch vụ theo số lượng khách đã đăng ký.
Trường hợp bên A tăng khách:

Nếu số lượng tăng thì bên A phải trả thêm tour trọn gói: 1.330.000đ/khách và bên B sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm phục vụ theo nội dung hợp đồng.

Điều 6: TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI BÊN
1.    Về phía Du lịch Hàng không ( Bên B ):
o      Chuẩn bị mọi dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng, bao gồm cả những yêu cầu đặc biệt của khách
o      Thực hiện theo đúng dịch vụ đã chào bán.
o      Chịu trách nhiệm mọi chi phí trong việc tổ chức, đảm bảo an toàn và an ninh cho du khách trong suốt chuyến đi đúng theo thời gian và chương trình mà hai bên đã thỏa thuận.
2. Về phía khách hàng ( Bên A ):
o      Nộp hoặc chuyển tiền đúng hạn theo yêu cầu.
o      Trong thời gian du lịch, du khách phải tuân thủ theo chương trình, không tự ý tách đoàn. Nếu có yêu cầu thay đổi phải thông báo cho trưởng đoàn và hướng dẫn viên du lịch của Bên B
3.    Nếu những dịch vụ bao gồm trong hợp đồng không được cung cấp hoặc sự thay đổi về lộ trình vì những lý do bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, hoả hoạn…) nằm ngoài sự kiểm soát của Bên B thì những chi phí phát sinh khách hàng sẽ chịu, còn những trường hợp ngoại lệ khác, Bên B sẽ hoàn toàn trả chi phí cho khách hàng.
4.    Bên B giữ quyền thay đổi lộ trình hoặc hủy bỏ chuyến đi bất cứ lúc nào mà Bên B thấy cần thiết vì thuận tiện hoặc an toàn hay vì lý do sức khỏe cho khách hàng.
5.    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng giữa hai bên. Nếu việc thương lượng không đạt được kết quả, mọi việc sẽ được đưa ra tòa án kinh tế theo đúng qui định của pháp luật hiện hành. Mọi chi phí liên quan sẽ do bên thua chịu.
6.    Trên xe bên A bố trí một trưởng đoàn để phối hợp với bên B quản lý.

Điều 7 : ĐIỀU KHOẢN CHUNG

-         Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.
-         Trường hợp hủy tour do sự cố khách quan như thiên tai, dịch bệnh hoặc do tàu thủy, xe lửa, máy bay hoãn/ hủy chuyến, Du lịch Hàng không sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thêm bất kỳ chi phí nào khác ngoài việc hoàn trả chi phí những dịch vụ chưa được sử dụng.
-         Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì phát sinh ngoài thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này, hai bên sẽ cùng nhau giải quyết trên tinh thần giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau.
-         Hợp đồng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ  01 bản, có giá trị pháp lý như nhau.

      

            ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

Em là tháng 11!



Tháng Mười Một (Bài thơ dịch của Thanh Hằng LHS Kinh tế Varna)


Tháng Mười Một là em. Bí ẩn mờ sương.

Rong ruổi rất nhiều. Mà vẫn cứ dặm trường.

Miệt mài với những con đường bất tận -

để tìm anh trong những đêm lạnh sương...


Mưa liên tục. Và em trầm lặng thôi.

Em để quên ô bên cánh cửa rồi.

Đắm chìm trong hy vọng. Mỉm cười.

Và ngọn gió ngưỡng cửa tâm hồn tôi ...


Rồi mùa đông dậm chân bước tới.

Nhưng vẫn sớm thế nên chờ đợi .

Em là tháng mười một. Sống ở nơi

Mặt trăng sẽ đuổi ngay bóng tối ...


Với tất cả mơ hồ và bí ẩn.

của tâm hồn em mùa thu kề cận

Em đến để nói rằng đã từ lâu

Điều em muốn duy nhất là Hơi ấm


Mira Doichinova-irini

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Ông CT hội hữu nghị BulViet viết!


NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI BULGARIA CHƯA BIẾT VỀ VIỆT NAM Hội Người Việt Nam Tại Bungari
Một đất nước lấy những điều tốt nhất từ Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản như thế nào
Симеон Димчев
Trong 25 năm qua thấy rằng chúng ta đã được Phương tây chỉ đạo. Vì vậy chúng ta đã bỏ lỡ để thấy một dân tộc bè bạn làm thế nào từ những thiệt hại từ chiến tranh và tự tin xây dựng một nhà nước tươi đẹp và tiên tiến.
Ngày nay ở thủ đô của Việt Nam là thành phố Hà Nội, ở trung tâm kinh tế của đất nước là thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố lớn của Việt Nam với các chung cư có tầm vóc cao chót vót từ 40 đến 60 tầng. Tòa nhà cao nhất Hà Nội với hơn 100 tầng với độ cao 350 mét. Biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh là tòa tháp cao thứ năm trên thế giới và hiện tại đang xây dựng tòa nhà còn cao hơn.
Trong mười năm xây dựng tại Hà Nội, phía bên kia của “Sông Hồng” một thành phố hiện đại với năm triệu người, và trong cùng một năm họ đã xây dựng hai cây cầu trên cùng một con sông Hồng và còn lớn hơn cả Đa- nuýp. Đường cao tốc đô thị được chiếu sáng về ban đêm chả khác nào đại lộ "Tsarigradsko Shosse" ở Sofia. Các cây cầu treo khổng lồ bắc qua những con sông sâu. Sắp hoàn thành là các đường tàu điện ngầm đầu tiên ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên cả hai phía của hệ thống xa lộ. Từ Hà Nội đến thành phố cảng Hải Phòng, từ Sài Gòn đến khu nghỉ mát và thành phố biển Vũng Tàu và các nơi khác với sự ngạc nhiên là thấy 200, 300 mét và có nơi đến 500 mét chiều sâu là các phòng sản xuất lớn của tất cả các công ty lớn quốc tế.
Đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu.
Thứ hai trên thế giới là xuất khẩu gạo và cà phê ( với hương vị mà Châu Âu nhập khẩu từ các nước Nam Mỹ và Châu Phi ). Đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu cao su, may mặc và các sản phẩm biển. Xuất khẩu dầu. Xe hơi được sản xuất theo giấy phép của Mercedes, xe hơi và xe tải của Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập khẩu công nhân lành nghề đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khác, người nông dân xuất khẩu sang châu Phi dạy dân địa phương trồng các loại rau.
Việt Nam không còn là một câu chuyện mà chúng ta nhớ từ những bộ phim chiến tranh cũ. Bức tranh của đất nước là một nền kinh tế thị trường năng động.
Rất là rõ ràng, biểu tượng Chủ Nghĩa Xã Hội đứng với chuỗi quảng cáo lớn của Mỹ. Việc đổi mới lớn bắt đầu vào giữa thập niên tám mươi, khi các mối nguy hại và tốt nhất của cả hai hệ thống chính trị được pha trộn. với phương pháp này, họ xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội hoàn toàn khác với chúng ta .
Đối với nhiều năm, ghi chú GDP của đất nước liên tục tăng trưởng 7% mỗi năm.
Trong cuộc khủng hoảng này đã giảm xuống còn 5,5%, và ngày nay lại đi lên. Cách đây vài ngày đã hoàn tất đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.
Trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, các công ty và cơ cấu và thực hiện đúng các quy định, nhà nước luôn luôn có quyền sở hữu 51%. Không có ngoại lệ ngay cả đối với các nước lân cận như Nga và rằng chuyến thăm của Tổng thống Medvedev vào tháng Tư năm nay nhận được quyền sở hữu 49% của các liên doanh mới được tạo ra cho dầu và khí đốt. Điều này cho phép đất nước hướng các nguồn lực của mình trong các lĩnh vực chiến lược, mà không mất đi sự quan tâm đến các lĩnh vực như Y tế, Giáo dục và Văn hóa. Chính sách này của lãnh đạo Đảng và Chính phủ để lãnh đạo đất nước này xếp thứ năm trên thế giới bằng cách vượt qua đói nghèo. 60% các gia đình nghèo ở Việt Nam vào năm 1990 còn lại gần 6 phần trăm các gia đình nghèo trong năm 2014, và kể từ năm 2008 ở trong nhóm các nước có thu nhập bình quân đầu người trong phạm vi lớn.
Phát triển du lịch
Với trên 3200 km bờ biển. Tại các thành phố nào đó, nói về sinh viên Bungari đã từng học tại Varna, như là trường hợp với các thị trấn nghỉ mát Vũng Tàu. Hòn ngọc của Việt Nam là thành phố Nha Trang, với 17 km đường đi dạo trong 20 km bờ biển cát không bị gián đoạn. Đại lộ, cảnh quan ấn tượng xung quanh nó là các khách sạn 4 và 5 sao của tất cả các công ty du lịch nổi tiếng với bãi biển, được xây dựng chỉ trong vòng sáu năm. Ở nhiều nơi, các khách sạn sao Việt có bàn ghế phục vụ và sự quan tâm đến khách cao cấp như khách sạn năm sao ở chúng ta. Những thành công này có được có thể vì những khẩu hiệu được thay thế với mục đích lớn hơn, hành động thực tế và thành công được xây dựng xã hội thịnh vượng với dân giàu, như tại Singapore. Đối với quyết định này là Chính phủ và đất nước đã cung cấp một chân trời rộng mở với công việc và nhiệm vụ thiết lập vào năm 2030 để phát triển cơ cấu ngành và đối với một số mục đích đến năm 2050, bao gồm cả cho
xây dựng một số nhà máy điện hạt nhân.
Bulgaria, ở đất nước này đã có hơn 30.000 công dân Việt Nam làm việc và học tập tại đất nước của chúng ta. Nhiều người trong số họ bây giờ đang ở vị trí chủ chốt trong các công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, làm việc như thị trưởng của thành phố và các tỉnh , các cương vị chủ chốt trong quốc hội và trong chính phủ. Họ nhớ về một quê hương thứ hai tươi đẹp. Trong gia đình, chúng ta gọi người Việt Nam là "người Xla-vơ" của châu Á. Họ rất thẳng thắn, rất tốt bụng và thân thiện, và không giống như các quốc gia châu Á khác, họ có một cảm giác rất hài hước. Họ làm việc chăm chỉ và có kỷ luật. Hôm nay những người "Slavơ" châu Á đang hướng về tương lai, mang bên mình sự vị tha và nụ cười thân thiện.
Tác giả là Chủ tịch Hội hữu nghị với Việt Nam, cựu thị trưởng của khu vực "Sunrise" ở Sofia
 Cám ơn anh Nguyễn Văn Ngoạnđã dịch bài viết này ạ !

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Спомени на виетнамския практикант за любимата България


Nguyễn Văn Ngoạn

BULGARIA – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, cho dù năm tháng có qua đi, nhưng mãi còn đọng lại biết bao kỷ niệm ...đó là một thời để nhớ.
В живота на всеки един от нас, дори година и месеца са минали, но винаги остава толкова много спомени ...това е време за да се запомни.

БЪЛГАРИЯ - ВРЕМЕ, ЗА ДА СЕ ЗАПОМНИ.
BULGARIA – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, cho dù năm tháng có qua đi nhưng mãi còn đọng lại biết bao kỉ niệm. Với tôi, thời gian sống , học tập và làm việc trên đất nước hoa hồng mãi là một kỉ niệm đẹp.Mặc dù đã hơn hai mươi sáu năm, tính từ ngày rời Sofia trên chuyến bay của hãng Aeroflot. tuy rời xa đất nước hoa hồng Bulgaria, nhưng hình ảnh đẹp đẽ về đất nước , con người nơi ấy vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi .
Ngày ấy, lớp thanh niên chúng tôi được đi học tập ở nước ngoài, nghĩ lại thấy đó thật là một điều may mắn. Hơn mười năm học tập, làm việc và được đi nhiều nơi trên khắp đất nước hoa hồng tươi đẹp; những kỉ niệm xưa vẫn còn đọng lại và mãi là : “MỘT THỜI ĐỂ NHỚ “
TRƯỚC KHI SANG NƯỚC BẠN
Sau mấy tháng nộp hồ sơ đi học công nhân kĩ thuật nước ngoài, chiều 27 tháng chạp năm 1975 tôi nhận được giấy báo tập trung ở Ty lao động vào ngày 05 tết. Ăn tết xong, tôi thu xếp vài bộ quần áo, ít tiền rồi lên đường. Gần trưa tôi đến Ty lao động Hải Dương, ở đó đã có mặt một số bạn cùng đi trong đợt này. Chúng tôi cả thảy 10 người, có hai bạn nữ, đều là học sinh đang học dở lớp 10. Nghe cán bộ dặn dò xong ,chúng tôi cùng nhau ra ga xe lửa đón tàu đi Hà Nội. Nơi chúng tôi cần đến là một làng thuộc huyện Thanh Trì, ngoại ô Hà Nội. Hơn hai giờ tàu mới chạy từ Hải Phòng lên, chúng tôi mua vé lên tàu đi Hà Nội.
Xuống ga Hàng Cỏ thì trời đã tối, Hà Nội đã lên đèn. Chúng tôi tìm nhà trọ gần đó nghỉ lại và sáng hôm sau hỏi đường đến nơi tập trung. Đi qua dốc Vĩnh Tuy một đoạn là đến.Nơi đây tập trung rất đông người, có cả các anh chị bộ đội nữa, chúng tôi thuộc quân của Bộ nông nghiệp quản lí và được phân công đi học nghề về máy nông nghiệp ở Bulgaria .
Ở đó vài ngày thì phải về nhà lấy tem gạo đem nộp và một số thứ đồ dùng cá nhân chuẩn bị cho đợt đi lao động ở Hòa Bình.
Nông trường Sông Bôi - Hòa Bình ngày ấy còn hoang sơ lắm, nhiều chỗ cỏ tranh mọc lút đầu. Xe chở chúng tôi từ Thanh Trì lên, Theo đường núi quanh co, không dễ đi như bây giờ. Đến trưa xe tới nơi, sắp xếp chỗ nghỉ xong chúng tôi đi quanh đây đó xem; nơi đây là khu lán trại của công nhân,trước đó nhiều đội cũng đã đến. Đội chúng tôi gồm 100 người do anh Minh quê Thanh Hóa làm đội trưởng. Công việc hàng ngày của chúng tôi là đào đất đắp mương dẫn nước cho cánh đồng của Nông trường. Đất đai rộng mênh mông , bấy giờ chỉ thấy trồng ngô. Mỗi sáng theo tiếng kẻng chúng tôi cùng nhau vào khu nhà bếp ăn sáng trước khi đi làm, bừa ăn sáng hàng ngày là món mì sợi, thứ ấy bây giờ không còn thấy. Mì được đun kĩ, nở to gần như chiếc đũa. Thời bao cấp ăn uống kham khổ kể ra chắc các bạn trẻ bây giờ không tin. Tối đến thỉnh thoảng lại thấy vài tốp kéo nhau qua suối vào nhà dân bản Mường gần đó mua sắn, mượn xoong nồi luộc và ăn với nhau. Khổ nhất đối với bọn học sinh vùng xuôi chúng tôi là không quen khí hậu, nước suối trong vắt, tắm thỏa thích sau mỗi buổi chiều đi làm về, nhưng rồi một số bị ghẻ, ngứa ngáy, rất may là tình trạng này cũng không kéo dài.
Ba tháng thấm thoắt trôi qua, đợt lao động cũng vừa hết. Chúng tôi được trở về Hà Nội kiểm tra lại sức khỏe và tiêm chủng ở phố Huế, sau đó chuyển lên Từ Sơn - Bắc Ninh học chính trị. Đến Từ sơn, chúng tôi ở trong nhà dân, vài ba người một nhà, ở đó hơn một tuần, chúng tôi được cấp phát tư trang đồng phục, mỗi người một chiếc vali da, một bộ comple, một đôi giầy để chuẩn bị sang Bulgaria. Hồi bấy giờ chỉ nghe nói Bulgari ở bên đông Âu, không ngờ xa xôi đến thế.
Cùng đi khóa này đông lắm, nghe nói 600 người, đi học theo nhiều nghành nghề. Bộ đội đi cũng nhiều, nhưng đa số là học sinh nông thôn, lần đầu đi xa không khỏi có nhiều háo hức xen lẫn bồi hồi nhớ nhà.

TRÊN ĐƯỜNG SANG NƯỚC BẠN
Tối 14 tháng 4 năm 1976 cả đoàn đợi tàu ở ga Từ Sơn - Bắc Ninh.Nhà ga cũng nhỏ,Gần ngày rằm nên trăng sáng hơn mấy ngọn điện đỏ quạch ở quanh sân ga. Từng tốp đứng, ngồi đợi tàu, ai ở gần thì có người nhà đưa tiễn, đa phần không có vì khi ấy phương tiện đi lại cũng khó khăn. Hơn 7 giờ tối tàu mới tới. Chúng tôi cùng nhau lên tàu bắt đầu cuộc hành trình sang nước bạn. Đoàn tàu xuyên màn đêm tiến dần lên biên giới phía bắc. Thấp thoáng hai bên là đồi núi của hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn. Đến gần 12 giờ đêm tàu mới tới ga Đồng Đăng, đây là ga cuối cùng trên đất nước ta, nơi có cửa khẩu Hữu Nghị giáp Trung Quốc. Chúng tôi xuống tàu nghỉ khoảng nửa tiếng, ai còn tiền Việt thì tranh thủ mua vài thứ lặt vặt được bày bán cạnh nhà ga như thuốc lá, kem đánh răng ...
Rồi đoàn tàu tiếp tục lăn bánh chậm chạp, lên đến cửa khẩu, một đội Hải quan phía bạn lên tàu kiểm tra ( Hồi ấy không phát hộ chiếu riêng cho từng người ). Tàu Việt Nam chở chúng tôi sang tận ga Bằng Tường, ga đầu tiên trên đất Trung Quốc. Trời vẫn chưa sáng, điện trên sân ga sáng trưng; chúng tôi xuống tàu để chuyển sang tàu liên vận Trung Quốc. Lần đầu tiên trong đời tôi được thấy một nhà ga rộng lớn, đẹp và sạch như vậy, và được đi trên con tàu sạch, đẹp đến thế.
Chúng tôi tiếp tục lên đường cùng con tàu liên vận Trung Quốc.Tàu chạy rất nhanh, sáng ra chúng tôi đến toa phục vụ để ăn sáng, một bữa ăn tuyệt vời sau một chặng đường dài. Từ đây, mọi sự sinh hoạt, ăn uống đều được phục vụ trên tàu. Tàu băng qua các cánh đồng rộng mênh mông, đôi khi cũng qua vùng núi đồi trập trùng. Qua cửa sổ tàu, thỉnh thoảng cũng thấy những người nông dân làm việc đồng áng cũng như dân mình vậy.
Qua thành phố Vũ Hán, tàu không dừng, trời tối nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thành phố qua ánh điện; tàu vượt qua cây cầu đồ sộ bắc qua sông Trường Giang đưa chúng tôi tiến dần lên phía bắc của đất nước Trung Hoa mênh mông. Từ đây tàu toàn đi bên ngoài thành phố, qua các cánh đồng, hai bên đường tàu trồng bạch dương, thỉnh thoảng bắt gặp cảnh những đàn quạ đen nháo nhác trên các ngọn cây mỗi khi đoàn tàu chạy qua.
Đến sáng ngày thứ năm, chúng tôi có mặt ở nhà ga Mãn Châu Lí, ga phía đông bắc của Trung Quốc; ga biên giới tiếp giáp với Liên Xô. Chúng tôi xuống tàu để làm thủ tục chuyển sang tàu liên vận Liên Xô. Nhà ga biên giới trung Quốc tuy nhỏ nhưng rất sạch và đẹp, nền gạch men bóng loáng, đi giầy da không quen dễ bị ngã. Nghỉ hơn một tiếng chúng tôi chia tay đất nước Trung hoa, vẫy chào các công nhân đường sắt Trung Quốc, tiếp tục cùng đoàn tàu Liên Xô vượt qua vùng Si-bê-ri rộng lớn. Gần trưa, nhân viên trên tàu mới cho ăn, đồ ăn cũng bình thường, một số anh em xì xào rằng không bằng ăn sáng trên tàu Trung Quốc; Sau mới hiểu đây cũng là bữa sáng vì hai nước lệch múi giờ, như vậy cùng một ngày chúng tôi có hai bữa sáng trên hai đoàn tàu khác nhau, đây cũng là một kỉ niệm thú vị.
Đoàn tàu Liên Xô băng băng đưa chúng tôi qua rừng Tai-ga vùng Siberi mênh mông .Đôi khi, nhìn qua bên cửa sổ thấy nhiều nơi vẫn còn tuyết phủ trắng xóa. Thỉnh thoảng tàu dừng ở nhà ga trong thành phố, nhưng chúng tôi không được xuống. Đến ga Ki- ep cũng vậy, nhà ga đẹp và rộng lớn. Qua Ki– ép một ngày , tàu sang đến đất Rumani, như vậy đi trên đất Liên Xô hết 7 ngày đêm.
Sau một ngày đêm trên đất nước Rumani, tàu vượt trên cầu qua một con sông rộng, có ai đó nói : Đây là sông Đa-nuýp. Trời tối , chỉ thấy ánh sáng đèn trên cầu loang loáng qua khung cửa sổ. Tuy vậy chúng tôi vẫn cảm nhận được vẻ đồ sộ của cây cầu này.” Sau này khi được đi tham quan thành phố Rútse , chúng tôi mới thực sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của cầu Hữu Nghị trên sông Đa - nuýp."

Hơn 9 giờ tối , tàu dừng ở ga Rútse. Đây là ga đầu tiên trên đất nước Bulgaria. Trên sân ga, điện sáng trưng, chúng tôi không được xuống . Bên dưới có một số anh chị người mình ra đón; sau này mới biết đó là mấy anh phụ trách trường tiếng và một số anh chị học sinh các khóa trước học ở gần đó. Chúng tôi được phát mỗi người một túi đồ ăn gồm có gà quay, bánh mì, bia và nước ngọt; rồi đoàn tàu tiếp tục xuyên màn đêm đưa chúng tôi về trường tiếng. Hơn 8 giờ sáng ngày 28 thàng 4 năm 1976 đoàn tàu dừng lại ở ga Sliven ; chúng tôi xuống tàu, tập trung ở sân cỏ bên cạnh nhà ga, đây là ngày đầu tiên đặt chân trên đất nước hoa hồng, Ở đó đã chờ sẵn lãnh đạo thành phố, các anh chị phụ trách trường tiếng và có cả một đội kèn trống của thiếu nhi thành phố. Buổi đón đoàn tuy ngắn nhưng khá long trọng. Sau đó hơn chục xe ca đưa chúng tôi về cuối thành phố, nơi kiểm tra về sinh, phòng dịch. Mặc dù chúng tôi ai cũng có thẻ tiêm chủng quốc tế, nhưng vẫn phải theo quy định của nước bạn. Trước khi vào phòng tắm, mỗi người được phát một bộ đồ, còn quần áo cũ, đồ dùng của ai thì cho vào vali của người ấy, mỗi người được cấp một thẻ để buổi chiều nhận lại đồ sau khi đã “tiệt trùng”. Xong việc, xe đưa chúng tôi theo con đường ven thành phố để về trường tiếng, tuy xe chạy bên ngoài thành phố nhưng cũng thấy thành phố này thật đẹp.
Nơi chúng tôi học tiếng tên gọi là Kachulka, cách thành phố Sliven khoảng hơn hai chục km. Quanh trường là rừng cây, có vẻ yên tĩnh. Chỉ có một con đường ra thành phố, nơi đây có lẽ là một doanh trại cũ của bộ đội. Chúng tôi được phân công ở 4 người hoặc 6 người một phòng ở các ngôi nhà nhỏ kề gần nhau. Khu trường học là ngôi nhà hai tầng thoáng mát , nhà ăn tập thể gần đó. Mỗi lớp học 10 người do một cô hoặc thầy giáo người Bul phụ trách. Hàng ngày xe đưa các thầy cô từ thành phố vào trường. Hết buổi dạy xe lại đón thầy cô về; còn lại là bộ phận quản lí, cấp dưỡng; phía Việt Nam có 6 anh chị sinh viên học đã xong được phân công ở lại phụ trách. Tôi còn nhớ anh Mạo, anh Kế, chị Nguyệt, anh Độ... Ngày đầu nghe các anh chị nói tiếng Bulgaria cứ như gió ấy, bọn chúng tôi mới đến thật là ngưỡng mộ. Như vậy từ khi lên tàu cho tới lúc đến trường tiếng; cuộc hành trình của chúng tôi hết 14 ngày đêm, mà bây giờ nghĩ lại cũng lạ là sao hồi ấy không thấy ai bị say tàu nhỉ ?.Và một điều muốn nói nữa là khi lên tàu chúng tôi là công dân nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và khi đến nước bạn Bulgaria chúng tôi đã là người của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
THỜI GIAN TRONG TRƯỜNG TIẾNG
Những ngày đầu ở trường tiếng, có lẽ mọi người cùng có tâm trạng như tôi, đó là nỗi nhớ nhà. Chúng tôi, những học sinh tuổi 18 lần đầu xa nhà, xa người thân, bạn bè, xa Tổ Quốc , hỏi sao không nhớ ! Nhưng rồi nhiệm vụ học tập là trên hết, hàng ngày chúng tôi miệt mài với bài học, đánh vần từng chữ một , ai cũng tâm niệm rằng có học tiếng tốt mới mong học nghề giỏi.
Mỗi lớp học của chúng tôi có 10 người. Học không có phiên dịch, tài liệu cũng không, nên những ngày đầu cũng vô cùng bỡ ngỡ. Lớp tôi do cô giáo Nadezda Kostova dạy, cô cũng già rồi, dạy nhiệt tình nên chúng tôi dễ hiểu. Học về từ mới thì có đèn chiếu, hình ảnh là gì thì cô ghi chữ lên bảng rồi đọc, mọi người ghi chép lại rồi đọc theo. Biết tôi có học qua Tiếng Nga nên từ nào không hiểu thì cô nói tiếng Nga, Nếu tôi biết thì nhắc lại cho các bạn.
Mỗi tuần có một buổi chúng tôi chuyển đến học ở phòng phát âm, phòng học được trang bị máy móc hiện đại, thày giáo mở máy, chúng tôi nghe và đọc lại; ai đọc không đúng thì thầy sửa lại. Ngày chủ nhật chúng tôi được nghỉ. Trên đồi gần trường có sân bóng, mọi người chơi bóng ở đó. Trường cũng tổ chức chiếu phim ở hội trường, các đội thay nhau xem phim. Hồi ấy chúng tôi thích xem bộ phim “ Trên từng cây số “, một bộ phim hay của Bulgaria thời bấy giờ.Tôi nhớ anh Mạo hay thuyết minh phim.
Bài hát trong phim bây giờ tôi vẫn còn nhớ :
Ние сме на всеки километър

Нас червеното знаме роди ни,
нас не ще ни уплаши смъртта.
Ние сме на всеки километър,
ние сме на всеки километър -
и така до края на света.

Пада другарят в смъртен бой,
пада, за теб, свобода.
За да изгрее и стане той
малка червена звезда.
За да изгрее и стане той
малка червена звезда,

малка червена звезда.
Tạm dịch :
CÓ CHÚNG TÔI TRÊN TỪNG CÂY SỐ

Chúng tôi sinh ra từ lá cờ đỏ,
Chúng tôi không sợ sự hi sinh .
Có chúng tôi trên từng cây số ,
Có chúng tôi trên từng cây số -
Và như thế đến tận cùng thế giới

Đồng chí ngã xuống trong trận đánh quyết tử,
Ngã xuống, cho người, sự tự do .
Đồng chí đã trở thành,
Một ngôi nhỏ sao màu đỏ, tỏa sáng.
Đồng chí đã trở thành,
Một ngôi nhỏ sao màu đỏ, tỏa sáng.
Một ngôi sao nhỏ màu đỏ.

Vào một ngày tháng 7, trường tổ chức đón Đoàn cán bộ Quân sự từ trong nước đến thăm. Chúng tôi đứng thành hai hàng dài trước cổng trường chào đón đoàn.
Trong thời gian học, nhà trường tổ chức đi tham quan để học sinh giao lưu học tiếng thực tế. Các đội thay phiên nhau đi.

Chúng tôi được ra thành phố Sliven, lần đầu được vào siêu thị mua sắm.Trong cửa hàng không có người bán hàng, ai muốn mua gì thì lấy ra thanh toán tiền theo giá ghi trên hàng hóa, ai cũng ngạc nhiên. Rồi chúng tôi được đến Stara Zagora , Nova Zagora, Burgas. Ở Nova Zagora chúng tôi vào thăm một nông trường, ở đó trồng nhiều cây ăn quả như táo, đào, lê... Mùa này quả chín nhiều, chúng tôi được mời ăn thỏa thích và còn được cho mang về nữa. Có lẽ vì Việt Nam mới thắng Mỹ nên học sinh chúng tôi thời ấy được bạn quý mến hơn.
Gần đến cuối khóa, không khí học tập càng khẩn trương. Nhiều tối trời lạnh chúng tôi từng tốp đứng dưới ánh sáng đèn đường để học bài cho yên tĩnh. Nhà trường tổ chức thi đua giữa các đội, mỗi đội tuyển chọn 3 người học khá nhất để thi. hôm ấy tổ chức tại nhà ăn tập thể ( nhà ăn này rộng lắm, có thể chứa mấy trăm người ) Đội tôi có tôi, anh Khoa,chị xuyến. Ban giám khảo ra câu hỏi ,ai hiểu nhanh thì trả lời ( bằng tiếng Bul ), đội tôi hôm ấy giành giải nhì.
Thấm thoắt đã gần 6 tháng, chúng tôi ôn tập để chuẩn bị thi “tốt nghiệp” ra trường. Rồi ngày thi cũng đến, tôi may mắn là một trong mười người không phải thi. Hôm ấy có thời gian, tôi lang thang bên khu rừng cạnh trường,rừng không có cây to, cuối thu, cây rừng thay lá, lá rụng đầy gốc cây và lối đi , quang cảnh thật tĩnh mịch.

Đến ngày ra trường, đội sửa chữa máy nông nghiệp chúng tôi lúc đầu 100 người, nay chia làm hai, một nửa về Khaskovo do anh Minh làm đội trưởng, còn chúng tôi về học tại trường Kỹ thuật cơ giới nông nghiệp Mezdra, do anh Bản làm đội trưởng, chị Xuyến đội phó. Một chương trình mới đang chờ đón chúng tôi.
THỜI GIAN HỌC NGHỀ Ở TRƯỜNG KỸ THUẬT CƠ GIỚI NÔNG NGHIỆP MEZDRA
Trường Cơ giới nông nghiệp Mezdra - Bây giờ trường được đổi tên là
ПРОФЕСИОНАЛНА ГИМНАЗИЯ ПО МЕХАНИЗАЦИЯ НА СЕЛСКОТО СТОПАНСТВО - TRƯỜNG CHUYÊN VỀ CÁC LOẠI MÁY NÔNG NGHIỆP

Ngày 29 tháng 11 năm 1976, anh Ngô Đức Kế, sinh viên quản lí trường tiếng dẫn đội chúng tôi về Mezdra. Tàu đến ga trung tâm Sophia, chúng tôi xuống tàu và chuyển sang tàu về Mezdra. Nhà ga trung tâm Sophia thật đồ sộ và hiện đại, có rất nhiều thang máy để khách lên xuống ( kiểu thang cuốn như ở siêu thị của ta bây giờ ). Từ Sophia về Mezdra 110 km mà tàu chạy chưa đến 2 tiếng. Đối với chúng tôi thời bấy giờ cảm thấy là rất nhanh. Nơi chúng tôi đến học là Trường Kỹ Thuật Cơ Giới Nông Nghiệp. Trường nằm ngay cạnh thành phố, tọa lạc trên một khu đất rộng.Ngay phía trước là khu trung tâm giảng dạy. Một tòa nhà đồ sộ nhưng có vẻ cổ kính. Bên trái là khu thực hành với đủ các loại máy móc nông nghiệp. Bên phải là khu nhà 3 tầng ký túc xá và nhà ăn tập thể. Chúng tôi được bố trí ở tầng 2, bốn người một phòng, cuối hành lang là một phòng rộng làm nơi hội họp và xem ti vi.
Rồi ông Hiệu trưởng Đimitrov ( Ông được phong Anh hùng lao động ) gặp mặt đoàn, chiều hôm ấy tổ chức tại nhà ăn trên tầng hai, có nhiều học sinh bạn tham dự, ông hỏi thăm tình hình trong đoàn, biết chúng tôi nói được tiếng Bulgaria, ông rất mừng, chúc chúng tôi học tập đạt nhiều kết quả tốt đẹp. cuối buổi ông bảo chúng tôi hát vài bài, mấy chị em hát xong, ông bảo muốn nghe hát bằng tiếng Bulgaria, mọi người nhìn nhau, vì nói còn khó, làm sao mà hát được. Cuối cùng chị Xuyến bảo tôi, thú thực xưa nay tôi chưa bao giờ hát, tôi bảo không biết bài hát tiếng Bulgaria, chỉ nhớ một bài tiếng Nga có mấy câu và liều mạng hát, chả biết nghe có được không, đó là bài " đất nước tôi " được học hồi lớp 10. Không ngờ các bạn Bulgaria cũng biết bài đó và hát theo, rất vui.
Trường này được thành lập từ năm 1948, là một trong những trường đầu tiên ở vùng tây bắc Bulgaria . Qua nhiều năm phát triển , trường mới được như bây giờ. Nơi đây đã đào tạo rất nhiều công nhân lành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp của Bulgaria
Sau khi ổn định chỗ ăn ở, chúng tôi bước vào học tập. Cả đội 50 người, có 10 nữ, mấy chị lớn tuổi như chị Xuyến, chị Dục, chị Đính còn lại sàn sàn tuổi nhau như Mấn, Cải, Lan, Hòa, Nhung... .Nam có các anh Vang, Thọ, Hải, Thanh là lớn tuổi hơn còn lại là bọn học sinh cấp ba chúng tôi.Đội chia làm 2 lớp, mỗi lớp 25 người. Lớp tôi do thầy giáo Vasilep dạy, một tuần có hai buổi thực hành. Không như học sinh Bulgaria phải học cả văn hóa, học sinh Việt Nam chỉ chuyên về học sửa chữa các loại máy móc nông nghiệp như máy cày, bừa , máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch ngô, khoai tây, học nguội, rèn, tiện , phay, hàn ... . Thứ bẩy, chủ nhật chúng tôi được nghỉ, chúng tôi tự học bài và ôn luyện tiếng , thỉnh thoảng đi chơi ngoài phố, đi xem phim hoặc đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt, chúng tôi được phụ cấp 120 lê va; hồi ấy tiền có giá lắm, mua được khối thứ, cũng đủ dùng trong sinh hoạt. Rồi đến tết dương lịch, tết của nước bạn. Tết ta chậm hơn một tháng, tết đầu tiên xa Tổ Quốc biết bao nhớ nhung. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng tham gia lao động cùng học sinh bạn, ra cánh đồng của nhà trường phụ trách, đồng ruộng mênh mông, chúng tôi làm cỏ ngô, thu hoạch củ cải đường. trưa ăn cơm tại chỗ, chiều có xe đưa về.

Vào dịp hè được nghỉ dài ngày, chúng tôi đi thăm bạn bè ở Khaskovo, Levski, Sophia.... Lâu ngày gặp lại nhau ở nơi xa quê hương đất nước, vui mừng biết bao. Từ chỗ chúng tôi học, đi lên thành phố Vrasa có 16 km, đó là thành phố đẹp ở phía Tây bắc Bulgaria. Ở đó cũng có một đội học sinh Việt Nam học .
Thấm thoắt hai năm học trôi qua, lớp tôi chuẩn bị tư trang đi thực tập. Nơi thực tập là nhà máy đại tu máy kéo Brusarsi thuộc tỉnh Mikhailovgrad, cách trường hơn 70km. Chúng tôi đi bằng tàu hỏa, Xuống ga Brusarsi, chúng tôi đi bộ về nhà máy, nhà máy cũng gần ga tàu, ga này là ngã ba đi Lom và Vidin

Nhà chúng tôi ở là ngôi nhà 2 tầng nằm đối diện với nhà máy. Hàng ngày chúng tôi chia làm nhiều nhóm làm việc cùng với công nhân Bulgaria. Công nhân Bugaria rất tốt , họ chỉ bảo cho chúng tôi rất nhiệt tình, cộng với sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam nên họ rất quý. Cứ 6 tháng chúng tôi lại đổi chỗ làm cho nhau để biết thêm về công việc. Đây là nhà máy đại tu máy kéo lớn nhất ở Bulgari, tôi thấy máy ở các tỉnh đều đưa về đây sửa chữa, máy được tháo dỡ toàn bộ để thay thế, sửa chữa, sơn lại gần như mới. Năm 1978 chiến tranh ở biên giới phía bắc nước ta , nhà máy tổ chức mít tinh bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam, nhiều người còn tình nguyện hiến máu. Hàng ngày biết chúng tôi vẫn theo dõi tin tức qua chương trình phát thanh dành cho đồng bào ở nước ngoài , mọi người luôn hỏi thăm tin tức ... thật vô cùng cảm động.
Rồi thời gian thực tập cũng hết, từ biệt bạn bè, nhà máy,chúng tôi lại quay về trường cũ để thi tốt nghiệp. Nhận bằng chứng nhận tốt nghiệp xong , thời gian về nước cũng đến, một số trong chúng tôi được chọn ở lại thực tập thêm 2 năm, còn lại chị em phụ nữ , một số anh chị lớn tuổi ( trước ở bộ đội ) và một số anh em về nước, thời gian đó là vào tháng 5 năm 1979. Còn lại chúng tôi chia làm hai nhóm đi thực tập ở hai nơi, tôi và một số bạn về lại nhà máy cũ Brusarsi làm việc.
THỜI GIAN LÀM CÔNG NHÂN
Hồi ấy Brusarsi vẫn còn là ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Mikhailovgrad, thuộc vùng Montana , nằm trên trục đường từ Lôm đi Mikhailovgrat và có đường xe lửa đi Lôm và Viddin, ngược lại là về Mezdra. Một ngôi làng nhỏ bé , yên tĩnh như bao ngôi làng khác trên đất nước Bulgaria.

Trở lại nhà máy làm việc, chúng tôi vẫn ở ngôi nhà cũ ngay cổng nhà máy. Bây giờ chúng tôi không phải là thực tập nữa, mà là công nhân thực thụ, lương cũng khá hơn trước nhiều nên đời sống cũng thoải mái hơn.
Ở vùng phía bắc của Bulgaria nên thời tiết cũng lạnh hơn, thực phẩm không thiếu, chỉ có rau là khan hiếm vì mùa đông không trồng được.Vào mùa đông, cánh đồng gần nhà máy tháng trước trồng ngô, hướng dương hoa còn vàng rực nay tuyết đã phủ trắng xóa.Chúng tôi ở 3 - 4 người một phòng, trong phòng đồ dùng cũng đơn sơ, bạn bè mỗi người một quê nhưng quý mến nhau.

Thứ bảy, chủ nhật nhà máy nghỉ làm việc nên chúng tôi có nhiều thời gian đi thăm quan các vùng lân cận. Từ chỗ nhà máy lên thị trấn Lôm có 25 km, chúng tôi hay đi bằng tàu hỏa, ra ga tàu mua vé đi chơi, chiều tối lại về. Lôm là một thị trấn nhỏ bên bờ sông Đa- Nuýp . Mùa hè, ra bến tàu thủy bên sông Đa-Nuýp ngồi chơi, gió thổi mát rượi, quang cảnh tươi đẹp, quên cả giờ về.
Vào mùa hè, thỉnh thoảng chúng tôi cũng lên Vidin chơi, trên đó có bạn đồng hương đi cùng đợt, hè nào ở đó cũng tổ chức hội chợ. Vidin là thành phố đẹp, yên tĩnh bên dòng sông Đa- Nuýp. Buổi chiều ra dạo công viên bên bờ sông, gió từ sông thổi mát rượi. Bên kia sông là đất nước Rumania, hai nước Bulgaria và Rumania có biên giới là sông Đa- Nuýp
Từ Brusarsi đi lên thành phố Mikhailovgrad hơn 30 km, đi bằng đường bộ. Chúng tôi thường đón xe từ Lom đi ngang qua. Ở Mikhailovgrad cũng có mấy đơn vị , có cả công nhân làm ở mỏ ( là học sinh khóa sau ). Phải công nhận Mikhailovgrad đẹp, công viên sạch sẽ, thoáng đãng.
Có lần nhà máy tổ chức đi tham quan, nơi đó gọi là Belogradchik. Ô tô chở chúng tôi đi đến một vùng toàn đồi núi. Được tham quan hang động, lần đầu vào hang cũng thấy lạ, hang này xuyên qua cả một quả núi lớn.
Thường ngày, buổi chiều sau khi đi làm về chúng tôi hay dạo gần khu nhà, ở hai bên đường tàu lối lên Vidin trồng nhiều anh đào, còn lối lên Lôm có nhiều mận, quả chín ăn tự do thỏa thích. Nhân dân vùng này rất tốt bụng và thật thà, nếu bạn đi đâu mà chưa có xe đến, bạn cứ đi chơi đâu đó và an tâm để hành lý ở chỗ đợi xe cả ngày cũng không sợ mất. Cạnh khu nhà ở của chúng tôi có sân cỏ rộng, chúng tôi thỉnh thoảng tổ chức đá bóng ở đó, cuộc sống tuy ở nông thôn nhưng cũng dễ chịu. Thỉnh thoảng chúng cũng đến mấy ngôi làng gần đó chơi như Kriva- bara , Đolđukovo, Bukovet... Nói chung bạn bè, nhân dân nước bạn rất hiền hòa và tốt bụng, tận tình giúp đỡ nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống, làm cho chúng tôi cảm như được sống trên quê hương đất nước của mình vậy; điều đó làm cho chúng tôi vơi đi phần nào nỗi nhớ quê hương đất nước để an tâm học tập và làm việc.
Trong thời gian làm việc ở đây chúng tôi được lãnh đạo nhà máy cho thi nâng bậc thợ cùng với công nhân bạn. Qua hai lần thi, chúng tôi đều đạt được bậc thợ 4/7 có vài ba người đạt 5/7.
Rồi hai năm làm việc cũng trôi qua, ngày về nước đến gần, chúng tôi ai cũng mong chờ ngày đó, lòng thầm nghĩ chắc đất nước có nhiều đổi thay. Thế rồi chính phủ hai nước kí kết hiệp định hợp tác lao động, một số trong chúng tôi được chọn ở lại làm việc tiếp cho nước bạn với thời gian 5 năm sau khi được về nghỉ phép 3 tháng. Chúng tôi mua sắm ít đồ dùng mang về nước, cũng không có gì nhiều ngoài một vài chiếc xe đạp đua của Liên Xô, ít vải vóc và các thứ linh tinh khác .. . Ngày về ,chia tay với công nhân nhà máy, xe nhà máy chở chúng tôi lên sân bay Sophia. Đợt về này chúng tôi được đi máy bay. Từ Sophia máy bay quá cảnh tại Đamat của Syri , xuống sân bay về chiều mà trời vẫn nóng tới 42 độ , vào nhà chờ nghỉ hơn 1 tiếng, phòng có máy điều hòa mát lạnh. máy bay dừng một chặng nữa tại Cancuta của Ấn Độ, sau đó về đến Nội Bài. vậy là 5 năm sau, đoàn học sinh chúng tôi mới trở lại quê hương đất nước. đó là tháng 5 năm 1981.
TRỞ LẠI NƯỚC BULGARIA.
Sau ba tháng nghỉ, chúng tôi nhận được giấy báo tập trung lại ở Hà Nội , nhưng rồi đến nơi lại được báo hoãn. Về nhà chờ đến tháng 11 năm 1981 mới có giấy triệu tập, tôi lại lên đường sang Bulgaria. Máy bay chở đoàn chúng tôi quá cảnh tại sân bay Bec- lin của Đông Đức. Trời tối, sáng hôm sau mới có chuyến bay sang Bulgaria nên xe đưa chúng tôi về nghỉ ở khách sạn gần đó. Sáng hôm sau xe lại đưa chúng tôi ra sân bay để sang Bulgaria.
Xuống sân bay Sophia tôi bắt xe ra ga trung tâm, mua vé về Brusarsi, cứ nghĩ mọi người sau khi sang lại sẽ tập trung tại nhà máy cũ, nhưng ở đó không có ai, hỏi dân bạn thì được biết có mấy người đến trước nhưng đi đâu đó, tôi lại về thành phố Mikhailovgrad đến chỗ anh bạn và biết là đơn vị tôi về làm việc ở nhà máy 15 - Karlovo.
Từ Mikhailovgrad tôi lại ngược về Sophia rồi đi tàu hỏa về Karlovo. Xuống ga tàu thì trời gần sáng, hỏi thăm đường về nhà máy 15 rồi cùng về với công nhân của nhà máy đi làm buổi sáng.
Cùng với công nhân nhà máy, chúng tôi đi tàu hỏa về ga Bania, rồi có xe chở về nhà máy. Ở đây tôi gặp lại các bạn cùng đội. Ở nhà máy này cũng có một đội học nghề khóa 8 đang làm việc. Nhà máy rất lớn, Đây là khu liên hợp chế tạo máy kéo của Bulgaria, công nhân ở đây quen gọi là nhà máy 15.
Nhà máy được xây dựng ở làng Vedrare ,cách Karlovo khoảng 9 km. Hàng ngày xe chở công nhân ở các nơi khác đến làm việc, hết giờ thì xe đưa về. Trước cổng nhà máy có bãi đỗ xe rộng lớn, cứ gần đến giờ tan ca thì rất nhiều xe đến đón công nhân.
Năm đầu tôi và mấy anh em ( Bản, Hường, Khoản ) ở cùng chung cư với người Bul, sau này thì chuyển ra khu dành riêng cho công nhân Việt Nam, cũng ở gần đó.
Ổn định chỗ ở và nghỉ vài ngày rồi chúng tôi kí hợp đồng lao động với nhà máy. Tôi vào làm việc ở xưởng lắp ráp máy kéo 110. Dây chuyền chỗ tôi chuyên lắp ráp máy kéo bánh xích Bolgar, niềm tự hào một thời của Bulgaria.Nhà máy rộng lớn gấp mấy chục lần so với nơi làm việc trước đây là nhà máy đại tu máy kéo Brusarsi thuộc tỉnh Mikhailovgrad
Karlovo là một phần của thung lũng Hoa Hồng, nằm dưới chân của dãy núi già (Stara Planina). Karlovo nằm ở trung tâm của Bugaria, trên đường từ Sophia đi thành phố biển Burgas và thuộc tỉnh Plovdiv vùng Tpakia. Từ Karlovo đi Plovdiv hơn 50km, đi bằng ô tô hoặc tàu hỏa đều được. Vùng này khí hậu ấm áp hơn Brusarsi, nơi trước đây chúng tôi làm việc ở phía bắc.
Từ Karlovo ngược lên Sofia 11 km là thành phố Sopot , ở đây có Tượng đài Ivan Vazov ở trung tâm thành phố ,nơi đây hay tổ chức các cuộc đua xe máy và cũng có công nhân Việt Nam làm việc.

Gần nhà máy có làng Bania, chúng tôi hay đến đó tắm nước khoáng vào những ngày chủ nhật.Tôi làm được khoảng 1 năm thì nhà máy tiếp nhận thêm công nhân Việt Nam sang lao động. Thời gian này trong nhà máy có hơn 100 công nhân Việt Nam, chỗ tôi cũng có thêm 2 người, anh em chỉ được học tiếng sơ qua vài tháng nên giao tiếp rất hạn chế; Tuy vậy công việc của chúng tôi làm rất tốt. Năng suất lao động của chúng tôi bao giờ cũng hơn hẳn công nhân bạn nên rất được nể phục. Ở Khu liên hợp này, anh em trong đội chúng tôi được thi nâng bậc và mỗi người tăng thêm một bậc thợ nữa. Hàng năm được nghỉ phép 14 ngày, chúng tôi đi biển, thường thì đi bãi tắm của công nhân Obzor ở Burgas, đi qua Bờ biển Mặt Trời ( Sunny Beach ) hơn 10 km thì đến.
Ở bãi biển này chủ yếu dành cho công nhân, nhưng cũng có nhiều khách du lịch nước ngoài. Hàng ngày chúng tôi ra bãi biển tắm, đến bữa thì về ăn ở nhà ăn mà nhà máy đã đăng ký. Hết đợt nghỉ, xe của nhà máy lại đón chúng tôi về.
Cũng có lần đi tự do đến Varna , nói chung biển của bạn sạch, đẹp và tự do tắm, không như bãi biển của ta rác nổi lều bều ven bờ với đủ các lệ phí.
Tuy ở xa Sophia nhưng những ngày nghỉ tôi cũng thường đến đó, ra Kazlovo mua vé tàu hỏa rồi đi, ở Gara Iskưr cũng có bạn đồng hương , mỗi lần đến Sophia tôi thường đi qua quảng trường Batenbeg
Quanh quảng trường này có nhiều tòa nhà của chính phủ, lăng Georgi Đimitrov, SUM .... thường là đi chơi trong ngày, tối lại ra ga trung tâm Sophia mua vé về Karlovo.
Ở gần thành phố Plovdiv nên chúng tôi cũng hay đến đó mua sắm. Bắt xe buýt đến làng Bania rồi đi tàu, hơn một tiếng là tới.Thành phố Plovdiv rộng lớn và đẹp. Ở đây vào tháng 5 có Hội chợ quốc tế.Hội chợ tổ chức hàng năm, trên một khu đất rộng, Việt nam cũng có hàng trưng bày với một gian hàng quá khiêm tốn so với các nước khác. Thăm quan hội chợ chắc phải mất nửa ngày mới xem hết các gian hàng của các nước trên thế giới.
Hội chợ ở gần ngay bờ sông Marisa, con sông này chảy giữa thành phố, có nhiều cây cầu đẹp bắc qua hai bên bờ sông y như cảnh trong phim bên Hàn Quốc vậy.
Ở trung tâm thành phố có con đường rộng dành cho người đi bộ, hai bên là các cửa hàng bán đủ thứ. Lần nào đến Plovdiv tôi cũng qua nơi đây, một dãy phố thật đẹp.
Cuối năm 1984, làm cả năm dành dụm được ít tiền tôi mua vé máy bay về phép . Đợt về này tôi đi máy bay hãng Aerophlot của Liên Xô. Lúc trở lại có quá cảnh tại sân bay Moskva, ở đó chuyển sang máy bay nhỏ về Sophia.
Ngày tháng cứ dần trôi, công việc của tôi vẫn như cũ. Ở Karlovo qua bạn bè tôi gặp được nhiều đồng hương sang học và lao động hợp tác ở nhiều thành phố trên khắp nước Bulgaria như ở Pernik, Kazanluc , Gara Ickưp Sophia , Veliko Turnovo, Gabrovo ... Đến 1 tháng 4 năm 1987 hết hạn lao động, đội tôi về nước. Từ biệt Bulgaria - Đất nước hoa hồng, xe nhà máy đưa chúng tôi lên sân bay Sophia trưa ngày 1 tháng 4 năm 1987, chúng tôi về đến Nội Bài vào chiều ngày 2 tháng 4 năm 1987.
Phải nói rằng, những năm tháng tuổi trẻ của lớp học sinh chúng tôi đã gắn bó với nhân dân Bulgaria, với đất nước hoa hồng . Cho dù năm tháng đã qua đi, nhưng trong chúng tôi vẫn còn đọng lại biết bao kỉ niệm tươi đẹp không thể quên được về đất nước hoa hồng Bulgaria.

"Thời gian lặng lẽ trôi qua,
Biết bao kỉ niệm trong ta vẫn còn ,
Mái đầu tóc điểm bạc thêm,
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ : NƯỚC BUL - HOA HỒNG."
( Nguyễn Văn Ngoạn - Thực tập sinh học nghề khóa V / 1976 )