..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Bạn Tường Dược sưu tầm mấy bài học gửi phái ....Yếu LHSBUL 69'

    Bài học thứ nhất:Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông
    cái khăn tắm kia ra . Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.
    - Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?
    - Vợ: ông Bob hàng xóm.
    - Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?
    Tóm lại:  Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

    Bài học 2:



    Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ.
     Nữ
    kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″.
     Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào
    số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ.
     Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy
    nhớ điều răn 129″.
     Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”.
     Tới nơi, nữ
    thở dài và bỏ đi.
    Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề:
       "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

    Tóm lại:  Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.


Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Hướng nghiệp cho con...

    Nhân dịp đọc lại bài viết của Bạn Blog: (http://huynhtran.multiply.com/journal/item/746/746)

            Chợt nhớ ngày xưa, khi tôi vừa 16 trăng tròn. Thủa ấy chúng tôi mới lớn. Chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Mĩ đang rất khốc liệt tại Quê tôi. Nhiều bạn đồng môn của tôi phải tạm biệt mái trường phổ thông, lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Nhiều lá thư gửi, đã không bao giờ đến tay chúng tôi, những người bạn đồng môn của họ!



        Chiến tranh vẫn là vậy! Còn chúng tôi, lại băn khoăn chọn ngành nghề khi tốt nghiệp phổ thông! Ngày ấy trong lũ học sinh, ngờ nghệch chúng tôi, không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ nhập ngũ, vào Nam đi chiến đấu, buồn tủi với những mơ ước chẳng đâu ra đâu!

           Ngành nghề rất rõ và lan truyền trong lũ học sinh chúng tôi: "Nhất Y, Nhì Dược, Tạm được Bách Khoa, Bỏ qua Sư phạm".

           Tôi vốn là học trò ngoan ngoãn, học khá, lại là lớp trưởng, uỷ viên Ban chấp hành Chi đoàn thanh niên, quyết định về hởi ý kiến Bố, Mẹ trước khi hạ bút vào tờ đăng kí nguyện vọng.

           Bố tôi, sau khi nghe tôi trình bầy, ông nói:
          
           - Theo Bố con nên chọn ngành Y!

           Không hỏi, không đợi tôi phản ứng, Bố tôi giải thích:

           - Trong Xã hội ta có hai nghề: Người tốt nghiệp nghề Y, ra trường được Xã hội gọi, xưng hô bằng hai từ "Bác sỹ"- Là Bác luôn con ạ! Còn nghề thứ hai là "Sư Phạm", tốt nghiệp được Xã hội tôn vinh là "Thầy, Cô"! Như vậy, Xã hội rất tôn trọng hai nghề đó!
            Nhưng trong đời người, theo Bố sức khoẻ là quan trọng nhất. Hai chị con không vào đại học Y, nay con nên chọn Ngành Y! Nhà ta có một Bác sỹ ....Riêng!

            Mẹ tôi không nói! Đêm ấy tôi hạ bút viết luôn- Hồi ấy chúng tôi được viết hai nguyện vọng- Ban tuyển sinh sẽ xét duyệt, năm ấy chúng tôi không phải thi vào Đại Học, mà chỉ xét tuyển dựa theo kết quả học, điểm thi tốt nghiệp Phổ thông và bản đăng kí nguyện vọng này:

          1. Đại học Y khoa Hà Nội;

           2. Đại học Vô tuyến điện Bách Khoa Hà Nội.

           Tôi học dự bị xa nhà một năm, đạt kết quả giỏi, được phân công theo học Ngành Y, đúng nguyện vọng thứ nhất!




            Học xa nhà, xa Bố Mẹ Gia đình những 6 năm, tôi sợ và nhờ người quen xin chuyển sang nguyện vọng thứ hai!

            May mắn, mỉm cười với tôi, sau 6 năm xa nhà theo học, rồi theo đuổi nghề Vô Tuyến Điện cho đến khi về hưu trong môi trường Quân Đội, nghiêm khắc, kỉ luật và...Xa Nhà, người thân!

           Về hưu, thêm tuổi ....rất nhanh, sức khoẻ thay đổi theo chiều đi xuống...Nghe tiếng điện thoại đổ dồn, thông báo:

           - Này Thằng....X    đang nằm trong bệnh viện K, đi thăm tối nay nhá!


           Thăm bạn đồng môn, đồng đội nằm dài trên giường bệnh, chằng chịt dây và máy móc xung quanh, chúng tôi vẫn phải cười, phải nói! Bạn tôi cũng vẫn cười tươi, vẫn đùa tếu, trả lời câu hỏi tinh nghịch của đồng môn:

           - Còn Mấu Tre, gửi ở đâu không? Vì Bạn tôi chỉ toàn con gái.

           Bạn đồng môn thân ơi! Ước gì thời gian quay ngược nhỉ, tớ sẽ học đúng Ngành Y, sẽ không xin chuyển trường nữa, biết đâu giờ giúp được Bạn nhỉ?


Hướng nghiệp cho con...

    Nhân dịp đọc lại bài viết của Bạn Blog: (http://huynhtran.multiply.com/journal/item/746/746)

            Chợt nhớ ngày xưa, khi tôi vừa 16 trăng tròn. Thủa ấy chúng tôi mới lớn. Chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Mĩ đang rất khốc liệt tại Quê tôi. Nhiều bạn đồng môn của tôi phải tạm biệt mái trường phổ thông, lên đường nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Nhiều lá thư gửi, đã không bao giờ đến tay chúng tôi, những người bạn đồng môn của họ!



        Chiến tranh vẫn là vậy! Còn chúng tôi, lại băn khoăn chọn ngành nghề khi tốt nghiệp phổ thông! Ngày ấy trong lũ học sinh, ngờ nghệch chúng tôi, không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ nhập ngũ, vào Nam đi chiến đấu, buồn tủi với những mơ ước chẳng đâu ra đâu!

           Ngành nghề rất rõ và lan truyền trong lũ học sinh chúng tôi: "Nhất Y, Nhì Dược, Tạm được Bách Khoa, Bỏ qua Sư phạm".

           Tôi vốn là học trò ngoan ngoãn, học khá, lại là lớp trưởng, uỷ viên Ban chấp hành Chi đoàn thanh niên, quyết định về hởi ý kiến Bố, Mẹ trước khi hạ bút vào tờ đăng kí nguyện vọng.

           Bố tôi, sau khi nghe tôi trình bầy, ông nói:
          
           - Theo Bố con nên chọn ngành Y!

           Không hỏi, không đợi tôi phản ứng, Bố tôi giải thích:

           - Trong Xã hội ta có hai nghề: Người tốt nghiệp nghề Y, ra trường được Xã hội gọi, xưng hô bằng hai từ "Bác sỹ"- Là Bác luôn con ạ! Còn nghề thứ hai là "Sư Phạm", tốt nghiệp được Xã hội tôn vinh là "Thầy, Cô"! Như vậy, Xã hội rất tôn trọng hai nghề đó!
            Nhưng trong đời người, theo Bố sức khoẻ là quan trọng nhất. Hai chị con không vào đại học Y, nay con nên chọn Ngành Y! Nhà ta có một Bác sỹ ....Riêng!

            Mẹ tôi không nói! Đêm ấy tôi hạ bút viết luôn- Hồi ấy chúng tôi được viết hai nguyện vọng- Ban tuyển sinh sẽ xét duyệt, năm ấy chúng tôi không phải thi vào Đại Học, mà chỉ xét tuyển dựa theo kết quả học, điểm thi tốt nghiệp Phổ thông và bản đăng kí nguyện vọng này:

          1. Đại học Y khoa Hà Nội;

           2. Đại học Vô tuyến điện Bách Khoa Hà Nội.

           Tôi học dự bị xa nhà một năm, đạt kết quả giỏi, được phân công theo học Ngành Y, đúng nguyện vọng thứ nhất!




            Học xa nhà, xa Bố Mẹ Gia đình những 6 năm, tôi sợ và nhờ người quen xin chuyển sang nguyện vọng thứ hai!

            May mắn, mỉm cười với tôi, sau 6 năm xa nhà theo học, rồi theo đuổi nghề Vô Tuyến Điện cho đến khi về hưu trong môi trường Quân Đội, nghiêm khắc, kỉ luật và...Xa Nhà, người thân!

           Về hưu, thêm tuổi ....rất nhanh, sức khoẻ thay đổi theo chiều đi xuống...Nghe tiếng điện thoại đổ dồn, thông báo:

           - Này Thằng....X    đang nằm trong bệnh viện K, đi thăm tối nay nhá!


           Thăm bạn đồng môn, đồng đội nằm dài trên giường bệnh, chằng chịt dây và máy móc xung quanh, chúng tôi vẫn phải cười, phải nói! Bạn tôi cũng vẫn cười tươi, vẫn đùa tếu, trả lời câu hỏi tinh nghịch của đồng môn:

           - Còn Mấu Tre, gửi ở đâu không? Vì Bạn tôi chỉ toàn con gái.

           Bạn đồng môn thân ơi! Ước gì thời gian quay ngược nhỉ, tớ sẽ học đúng Ngành Y, sẽ không xin chuyển trường nữa, biết đâu giờ giúp được Bạn nhỉ?


Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Trà....Quê


    Lâu quá mới gặp lại cháu, nơi Bố mẹ tôi sơ tán năm nào vì máy bay Mĩ ném bom bắn phá. Cháu pha ấm trà Quê, tuy không xa vùng Tân Cương Thái Nguyên là mấy, nhưng hương vị của thứ Trà này vẫn riêng, vẫn rất Quê, gợi cho tôi nhớ lại tuổi thơ học trò vùng đồi núi!

    .....Hồi ấy tôi còn nhỏ lắm. mới học lớp 7. Máy bay Mĩ hàng ngày mang bom đến ném xuống Thành phố của tôi, chúng tôi phải học ban đêm bằng đèn dầu, ban ngày theo Bố Mẹ đi sơ tán xa Thành phố!

       Vất vả và nguy hiểm quá, vì hàng ngày tôi và các bạn tôi phải đi qua vùng bom đạn của Mĩ, nên Bố Mẹ tôi chuyển hẳn gia đình về vùng đồi núi xa Thành phố. Sống trên quả đồi trung du, Bố tôi bắt đầu ươm cây chè Tân Cương! Nhân chuyến đi công tác, Bố tôi xin hạt chè tận Núi Guộc Tân Cương mang về ươm. Hai bố con tôi, cưa ống nứa ra thành từng đoạn ngắn, cho đất mùn trộn đều với phân chuồng hoai vào ống nứa, cẩn thận đặt hạt chè già vào trong ống. Xếp các ống nứa thành hàng lối dưới bóng râm mát của cây vải thiều. Hàng ngày tưới ẩm cho chúng mong ngày nảy mầm.


       Rồi Bố Mẹ và tôi tranh thủ chủ nhật, cuốc sới, đánh rãnh, bỏ phân. Tôi vừa đi học, vừa giúp Bố Mẹ làm vườn, sáng ra phải bẻ cành cây xanh phủ lên trên các luống đất...ngụy trang. Dân làng họ vẫn lo sợ, máy bay Mĩ nhầm tưởng là trận địa quân sự mới. Thế mà sau khi chè nẩy mầm, đã đặt ngay ngắn trên các luống đất, không còn mầu đất mới nữa, nhưng máy bay Mĩ vẫn rẹt qua vùng đồi chúng tôi, quẳng vài quả bom nổ tung tóe, may không ai bị thương.

        Đất đỏ trung du, mảnh bom rơi tứ tung phủ cả lên các luống chè non xanh. Bố mẹ tôi lại cần mẫn thu gom các mảnh bom, đạn. Chiều chiều xách nước từ cái ao cạn chân đồi tưới mát cho mầm chè xanh bé nhỏ!
        Những luống chè vẫn vươn xanh, lớn lên mặc khói bom đạn hàng ngày, mặc tiếng còi ủ báo động máy bay Mĩ xâm phạm bầu trời!

       Bố hướng dẫn tôi, lấy đất sét trộn đều với trấu, giấy bản, rơm băm và vôi xỉ đắp một cái lò sao chè to ở đầu trái nhà. Bố tôi đạp xe đạp từ lúc ông mặt trời còn đang ngủ, sang chợ thành phố để mua một cái chảo gang to đùng. Bố tôi về đến nhà cùng cái chảo, mồ hôi ướt đầm lưng áo, trong lúc tôi còn ngái ngủ. Khiêng cái chảo gang nặng ịch, nhìn Bố, thương quá, thầm căm ghét máy bay Mĩ, vì chúng mày mà Bố tôi vất vả dậy sớm, đi xa.

        Thế rồi ngày hái lứa chè đầu tiên cũng đến. Tối hôm trước Bố tôi dặn dò cách hái chè, cách sao chè và đặc biệt ngày mai dậy sớm, ăn sáng thật no, hái chè sớm, trước khi mặt trời lên cao, chè mất nước, bị héo ôi...và cũng đề phòng máy bay Mĩ ném bom bắn phá....

         Bố Mẹ tôi và tôi hái đến gần 9 giờ thì hết cả vườn chè nho nhỏ, những búp chè đầu: "Một Tôm, hai lá; Một Cá, một chìa", xanh mơm mởn, óng ánh mầu sương ban mai đầy ắp cả hai cái nong to giữa nhà.


        Nghỉ ngơi chút xíu, Bố tôi lại ra nhóm bếp lò. Tôi lễ mễ ôm củi bỏ lò, đổ nước vào chảo gang, để bố tôi rửa sạch chảo trước khi cho chè tươi vào.

        Những ngọn, búp chè gặp nhiệt độ nóng của chảo gang, tái chín, hơi nước bốc lên nghi ngút, mặt Bố tôi cũng ửng đỏ, mồ hôi ướt nhòe cặp kính lão. Tôi lấy chiếc quạt lá quạt lấy, quạt để mong cho những giọt mồ hôi kia bay đi, để cặp kính lão của Bố trở lại trong suốt...Thấy mặt tôi cũng lấm tấm mồ hôi, Bố tôi cười và nhắc tôi mang cái lia to ra để đựng chè đã tái đúng ....độ.

         Những búp chè tươi tai tái, nóng hổi được rải đều trên cái lia to đan bằng tre. Bố tôi, rồi cả mẹ tôi dùng đôi tay vò đi, vò lại, búp chè mềm mại, xoắn lại với nhau, tiết ra một thứ nước xanh rờn, chát xít....Tôi cũng thò đôi tay bé tí, để học cách vò chè, nhưng nóng quá, đành ngồi quan sát những búp chè tươi xanh mơm mởn, nay xanh tái, xoắn dẻo vào nhau dưới bàn tay chịu nóng thần kì của Bố Mẹ tôi....

          Tôi cùng Bố tôi khiêng lia chè đã vò xong đổ vào chảo gang sạch, nóng. Bố tôi đảo nhanh, đều hai chiếc đũa cả vào những ngọn chè đang xoắn vào nhau! Chúng nhảy múa, quyện xoắn vào nhau, rồi tởi bung ra, rồi lại quyện vào nhau! Nhiệt độ của chiếc chảo gang tăng lên, giảm xuống theo sự điều khiển của đôi tay Bố tôi : "....Phải biết canh chừng ngọn lửa, để đủ nhiệt, đúng lúc, cho chè không ôi, ngái vì thiếu nhiệt, không cháy, khét vì thừa nhiệt....", Bố tôi gạt mồ hôi trên trán, giải thích cho tôi hiểu. Nhìn Bố tôi thương quá, tôi quạt lia, quạt lịa mong cho những giọt mồ hôi trên Bố tôi bớt đi. Bố tôi cười và nói:

    - Thôi con ạ, đừng quạt nữa! Vừa mất nhiệt cho chảo, mặt khác Bố không ngửi được hương chè, mùi của chè, làm sao mà điều khiển chế độ nhiệt được.

           Ồ khó vậy sao! Khi sao chè, còn phải dùng mũi ngửi để kiểm tra chất lượng, hương của Trà....

           Mẹ tôi mang chiếc khăn mặt đã được nhúng ướt lạnh giếng đá ong, vắt lên đôi vai gầy của Bố, giảm bớt cái nóng từ bếp lò phả vào mặt, vào người Bố tôi.
              Mùi hương thơm của trà móc câu đã tràn đầy chảo gang, Bố tôi rút củi, gạt than hồng đều khắp đít chảo, bỏ đôi đũa cả, chỉ dùng tay không xoa đều những búp trà hình lưỡi câu. Tôi ngạc nhiên quan sát, Bố tôi giải thích:

             - Bây giờ là giai đoạn lấy hương Trà! Bố chưa thành thạo, nhưng phải thử mới biết làm con ạ!

           Những búp Trà bắt đầu phủ lên mình một mầu trăng trắng, đùng đục giống như bị mốc. Hương của Trà xung quanh chảo cũng giảm ngan ngát!

          - Được rồi con ạ! Hương của Trà đã ẩn kín trong lớp mốc trăng trắng đấy!

         Bố tôi đổ Trà ra mẹt con, tôi ước lượng khoảng gần 1,5 kg. Đúng lúc ấy tiếng còi tầu hoả về ga chuyến 13h 45 cũng tu tu lên.

          - Trà nguội, cất vào hộp đậy kín, ngày mai trà còn ngậy hương hơn cơ! Bố tôi giải thích!

    ......Lớn lên, sau bao lần tự sao chè, tôi chẳng bao giờ ý thức được búp Trà đẹp, ngon, thơm, ngầy ngậy, có hậu, ngọt giọng khi uống, đều do sự nhậy cảm không diễn tả thành lời qua đôi tay điêu luyện, qua cặp mắt dõi trông và cần phải có cái gì nữa trong ....Tâm người thợ chè....

       ...Ấm trà quê, cạn nước. Tôi chiêu thêm chút nước giếng đá ong đun sôi vào ấm, hương trà lần nữa ngào ngạt xung quanh, hương Trà....Quê đó! Tôi nhớ Bố đã đi xa, nơi Vĩnh hằng, mắt ướt, đầy Hương Trà Quê!



Trà....Quê


    Lâu quá mới gặp lại cháu, nơi Bố mẹ tôi sơ tán năm nào vì máy bay Mĩ ném bom bắn phá. Cháu pha ấm trà Quê, tuy không xa vùng Tân Cương Thái Nguyên là mấy, nhưng hương vị của thứ Trà này vẫn riêng, vẫn rất Quê, gợi cho tôi nhớ lại tuổi thơ học trò vùng đồi núi!

    .....Hồi ấy tôi còn nhỏ lắm. mới học lớp 7. Máy bay Mĩ hàng ngày mang bom đến ném xuống Thành phố của tôi, chúng tôi phải học ban đêm bằng đèn dầu, ban ngày theo Bố Mẹ đi sơ tán xa Thành phố!

       Vất vả và nguy hiểm quá, vì hàng ngày tôi và các bạn tôi phải đi qua vùng bom đạn của Mĩ, nên Bố Mẹ tôi chuyển hẳn gia đình về vùng đồi núi xa Thành phố. Sống trên quả đồi trung du, Bố tôi bắt đầu ươm cây chè Tân Cương! Nhân chuyến đi công tác, Bố tôi xin hạt chè tận Núi Guộc Tân Cương mang về ươm. Hai bố con tôi, cưa ống nứa ra thành từng đoạn ngắn, cho đất mùn trộn đều với phân chuồng hoai vào ống nứa, cẩn thận đặt hạt chè già vào trong ống. Xếp các ống nứa thành hàng lối dưới bóng râm mát của cây vải thiều. Hàng ngày tưới ẩm cho chúng mong ngày nảy mầm.


       Rồi Bố Mẹ và tôi tranh thủ chủ nhật, cuốc sới, đánh rãnh, bỏ phân. Tôi vừa đi học, vừa giúp Bố Mẹ làm vườn, sáng ra phải bẻ cành cây xanh phủ lên trên các luống đất...ngụy trang. Dân làng họ vẫn lo sợ, máy bay Mĩ nhầm tưởng là trận địa quân sự mới. Thế mà sau khi chè nẩy mầm, đã đặt ngay ngắn trên các luống đất, không còn mầu đất mới nữa, nhưng máy bay Mĩ vẫn rẹt qua vùng đồi chúng tôi, quẳng vài quả bom nổ tung tóe, may không ai bị thương.

        Đất đỏ trung du, mảnh bom rơi tứ tung phủ cả lên các luống chè non xanh. Bố mẹ tôi lại cần mẫn thu gom các mảnh bom, đạn. Chiều chiều xách nước từ cái ao cạn chân đồi tưới mát cho mầm chè xanh bé nhỏ!
        Những luống chè vẫn vươn xanh, lớn lên mặc khói bom đạn hàng ngày, mặc tiếng còi ủ báo động máy bay Mĩ xâm phạm bầu trời!

       Bố hướng dẫn tôi, lấy đất sét trộn đều với trấu, giấy bản, rơm băm và vôi xỉ đắp một cái lò sao chè to ở đầu trái nhà. Bố tôi đạp xe đạp từ lúc ông mặt trời còn đang ngủ, sang chợ thành phố để mua một cái chảo gang to đùng. Bố tôi về đến nhà cùng cái chảo, mồ hôi ướt đầm lưng áo, trong lúc tôi còn ngái ngủ. Khiêng cái chảo gang nặng ịch, nhìn Bố, thương quá, thầm căm ghét máy bay Mĩ, vì chúng mày mà Bố tôi vất vả dậy sớm, đi xa.

        Thế rồi ngày hái lứa chè đầu tiên cũng đến. Tối hôm trước Bố tôi dặn dò cách hái chè, cách sao chè và đặc biệt ngày mai dậy sớm, ăn sáng thật no, hái chè sớm, trước khi mặt trời lên cao, chè mất nước, bị héo ôi...và cũng đề phòng máy bay Mĩ ném bom bắn phá....

         Bố Mẹ tôi và tôi hái đến gần 9 giờ thì hết cả vườn chè nho nhỏ, những búp chè đầu: "Một Tôm, hai lá; Một Cá, một chìa", xanh mơm mởn, óng ánh mầu sương ban mai đầy ắp cả hai cái nong to giữa nhà.


        Nghỉ ngơi chút xíu, Bố tôi lại ra nhóm bếp lò. Tôi lễ mễ ôm củi bỏ lò, đổ nước vào chảo gang, để bố tôi rửa sạch chảo trước khi cho chè tươi vào.

        Những ngọn, búp chè gặp nhiệt độ nóng của chảo gang, tái chín, hơi nước bốc lên nghi ngút, mặt Bố tôi cũng ửng đỏ, mồ hôi ướt nhòe cặp kính lão. Tôi lấy chiếc quạt lá quạt lấy, quạt để mong cho những giọt mồ hôi kia bay đi, để cặp kính lão của Bố trở lại trong suốt...Thấy mặt tôi cũng lấm tấm mồ hôi, Bố tôi cười và nhắc tôi mang cái lia to ra để đựng chè đã tái đúng ....độ.

         Những búp chè tươi tai tái, nóng hổi được rải đều trên cái lia to đan bằng tre. Bố tôi, rồi cả mẹ tôi dùng đôi tay vò đi, vò lại, búp chè mềm mại, xoắn lại với nhau, tiết ra một thứ nước xanh rờn, chát xít....Tôi cũng thò đôi tay bé tí, để học cách vò chè, nhưng nóng quá, đành ngồi quan sát những búp chè tươi xanh mơm mởn, nay xanh tái, xoắn dẻo vào nhau dưới bàn tay chịu nóng thần kì của Bố Mẹ tôi....

          Tôi cùng Bố tôi khiêng lia chè đã vò xong đổ vào chảo gang sạch, nóng. Bố tôi đảo nhanh, đều hai chiếc đũa cả vào những ngọn chè đang xoắn vào nhau! Chúng nhảy múa, quyện xoắn vào nhau, rồi tởi bung ra, rồi lại quyện vào nhau! Nhiệt độ của chiếc chảo gang tăng lên, giảm xuống theo sự điều khiển của đôi tay Bố tôi : "....Phải biết canh chừng ngọn lửa, để đủ nhiệt, đúng lúc, cho chè không ôi, ngái vì thiếu nhiệt, không cháy, khét vì thừa nhiệt....", Bố tôi gạt mồ hôi trên trán, giải thích cho tôi hiểu. Nhìn Bố tôi thương quá, tôi quạt lia, quạt lịa mong cho những giọt mồ hôi trên Bố tôi bớt đi. Bố tôi cười và nói:

    - Thôi con ạ, đừng quạt nữa! Vừa mất nhiệt cho chảo, mặt khác Bố không ngửi được hương chè, mùi của chè, làm sao mà điều khiển chế độ nhiệt được.

           Ồ khó vậy sao! Khi sao chè, còn phải dùng mũi ngửi để kiểm tra chất lượng, hương của Trà....

           Mẹ tôi mang chiếc khăn mặt đã được nhúng ướt lạnh giếng đá ong, vắt lên đôi vai gầy của Bố, giảm bớt cái nóng từ bếp lò phả vào mặt, vào người Bố tôi.
              Mùi hương thơm của trà móc câu đã tràn đầy chảo gang, Bố tôi rút củi, gạt than hồng đều khắp đít chảo, bỏ đôi đũa cả, chỉ dùng tay không xoa đều những búp trà hình lưỡi câu. Tôi ngạc nhiên quan sát, Bố tôi giải thích:

             - Bây giờ là giai đoạn lấy hương Trà! Bố chưa thành thạo, nhưng phải thử mới biết làm con ạ!

           Những búp Trà bắt đầu phủ lên mình một mầu trăng trắng, đùng đục giống như bị mốc. Hương của Trà xung quanh chảo cũng giảm ngan ngát!

          - Được rồi con ạ! Hương của Trà đã ẩn kín trong lớp mốc trăng trắng đấy!

         Bố tôi đổ Trà ra mẹt con, tôi ước lượng khoảng gần 1,5 kg. Đúng lúc ấy tiếng còi tầu hoả về ga chuyến 13h 45 cũng tu tu lên.

          - Trà nguội, cất vào hộp đậy kín, ngày mai trà còn ngậy hương hơn cơ! Bố tôi giải thích!

    ......Lớn lên, sau bao lần tự sao chè, tôi chẳng bao giờ ý thức được búp Trà đẹp, ngon, thơm, ngầy ngậy, có hậu, ngọt giọng khi uống, đều do sự nhậy cảm không diễn tả thành lời qua đôi tay điêu luyện, qua cặp mắt dõi trông và cần phải có cái gì nữa trong ....Tâm người thợ chè....

       ...Ấm trà quê, cạn nước. Tôi chiêu thêm chút nước giếng đá ong đun sôi vào ấm, hương trà lần nữa ngào ngạt xung quanh, hương Trà....Quê đó! Tôi nhớ Bố đã đi xa, nơi Vĩnh hằng, mắt ướt, đầy Hương Trà Quê!



Lễ hội quả anh đào ở Kyustendil




За четвърта поредна година красивият български град Кюстендил, прочут като Града на черешите, посрещне първите дни на лятото с традиционния и много вкусен Празник на черешата.

По традиция празникът, свързан с вкусните череши, дава началото на лятото и е символ на плодородието и доброто.
За трета поредна година на гости на Празника на черешата ще бъде и националният кулинарен фестивал Пъстра трапеза на гости на град.

Cảm ơn BTT https://doanbulgaria1976.wordpress.com/2012/06/23/le-hoi-qua-anh-dao-o-kyustendil/#more-19541

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Нестандартни мъжки прически





Страхотни нестандартни реклами

    Какво ли няма да измислят рекламните агенции, за да привлекат вниманието към продуктите на своите клиенти. Ето част от гениалните хрумвания, които наистина впечатляват с креативност:


    Невероятна реклама на тавана, едно наистина креативно решение.


    Хитро, автора на тази реклама, автора на тази реклама явно има доста оригинални идеи.

    Мистър Пропър е навсякъде :)

    Тази боя все едно че е истинска, много реалистично нарисувана реклама.

    Всеки би се стреснал от тази рисунка - докато си изясни, че падналият на земята човек всъщност е една много реалистична картина...

    Още една реалистична рисунка - аз лично в първия момент помислих, че истински клошар гледа от шахтата, а то всъщност е само една нарисувана илюзия

    Тук просто няма нужда от думи

    Невероятна идея, в първия момент си помислих, откъде ли са нападали тези камъни..

    Това са част от рисунките за земя, които много ме стресират - изображения на дупки и пропасти

    Ех, море в мерото и стъпки по "пясъка" - пода на мотрисата :)

    Тази изглежда жестоко, просто не ми се гледа към тази гадна реклама

    Още една рисунка на пода тип пропаст

    Карибските пирати май нямат много нужда от реклама, но тази идея никак не е лоша

    Ха ха, кой не би пуснал боклука си в подобен кош :)

    Умна идея


    Страхотна идея за книжарница

    О, кой е бил този гениален ум, който е превърнал димящата шахта на парното в чаша горещо кафе!!!! Просто страхотно, не мога да се нагледам на тази чудесна чаша димящо кафе на земята.


    Горкото куче, мисли си, че купичката с храна е истниска, ама не е, нарисувана е :(

    Уф, поредната дупка на пода. Колкото и да са оригинални, ми действат стресиращо.

    Баркод вместо пешеходна пътека

    Гадничко

    Да, невероятна рисунка, просто страхотна идея

    Яко

    Кой им е позволил да цапат паветата, това не е нещо кой знае колко добро.


Anh kiện Bulgaria phân biệt chủng tộc

    Trong trận đại thắng của Tam sư trước Bulgaria tại vòng loại Euro 2012 đêm thứ Sáu vừa rồi đã có nạn phân biệt chủng tộc diễn ra.

    Cụ thể, người hâm mộ Bulgaria đã có những lời lẽ phân biệt chủng tộc hướng tới các cầu thủ da màu của đội tuyển Anh bao gồm Ashley Young (Manchester United) và Theo Walcott (Arsenal) khi gọi họ là “lũ khỉ”.

    “Tôi không muốn bình luận quá nhiều về những hành động phân biệt chủng tộc của các CĐV Bulgaria bởi nó quá rõ ràng. Tôi nghĩ mình có thể vượt qua được việc này, nhưng tôi cảm thấy mình bị xúc phạm ghê gớm.”, tiền vệ Theo Walcott chia sẻ.

    Hiện HLV ĐT Bulgaria, ông Lothar Matthaus đã lên tiếng xin lỗi giới mộ điệu nói chung và NHM Tam sư nói riêng vì sự cố trên. Mặc dù vậy FA vẫn kiên quyết đưa sự việc này lên tận cơ quan quyền lực cao nhất bóng đá châu Âu, UEFA.

    Một cách rất nhanh chóng, FA đã gửi các bằng chứng liên quan tới vụ việc này lên UEFA bao gồm các đoạn phim và lời khai từ những nhân chứng đáng tin cậy là cảnh sát vùng Metropolitan, người cũng theo chân Tam sư tới Bulgaria.

    “Nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá vẫn tồn tại bởi UEFA đã không có các hành động quyết liệt như họ vẫn thường nói”, ngài Ouseley – chủ tịch hiệp hội chống phân biệt chủng tộc Kick It Out tiết lộ.

    Anh kiện Bulgaria phân biệt chủng tộc

    Đáng chú ý, không chỉ có những lời lẽ phân biệt chủng tộc đối với các cầu thủ da màu của Tam sư mà NHM Bulgaria thậm chí còn giăng cả biểu ngữ phản đối UEFA.

    Hiện UEFA đang chờ các báo cáo từ trọng tài người Bỉ, ông Frank de Bleeckere trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.

    Trong một động thái khác, dù là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc tới từ các CĐV Bulgaria nhưng 1 bộ phận nhỏ NHM nước Anh cũng bị cáo buộc vì tội nhạo báng CĐV Bulgaria.

    Hồi xửa hồi xưa...trong lớp học của tôi cũng có mấy bạn sinh viên da đen người Xu Đăng, cũng hay bị các SV Bul gọi là "Маймуни черни"! Anh bạn Xu Đăng hóm hỉnh trả lời:
    - Đúng, còn các vị là "Маймуни.....Бели"
    - Còn bọn tôi là "Маймуни ....Жълти"

    .....Сhuyện đùa vô tư của sinh viên thời ấy, nay cũng được gọi là Nạn...Phân biệt chủng tộc. Hiiiiii