..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Rùng mình.....!!!

               Nghệ nhân làm bánh Kittiwat Unarrom ở Thái Lan đã tạo ra những chiếc bánh mỳ có hình thù quái dị. Đó là những chiếc bánh được làm giống như những bộ phận trên cơ thể người thật.

     

    cơ thể người, chân, tay, đầu, ruột, gan, Rùng mình trước bánh mỳ cơ thể người, Rùng mình trước bánh mỳ mô phỏng cơ thể người

    cơ thể người, chân, tay, đầu, ruột, gan, Rùng mình trước bánh mỳ cơ thể người, Rùng mình trước bánh mỳ mô phỏng cơ thể người

    cơ thể người, chân, tay, đầu, ruột, gan, Rùng mình trước bánh mỳ cơ thể người, Rùng mình trước bánh mỳ mô phỏng cơ thể người

     

    cơ thể người, chân, tay, đầu, ruột, gan, Rùng mình trước bánh mỳ cơ thể người, Rùng mình trước bánh mỳ mô phỏng cơ thể người


              Từ năm 2006, Kittiwat Unarrom đã bắt đầu sử dụng bột mỳ nhào như một loại nguyên liệu để tạo ra những chiếc bánh khiến người xem không khỏi rùng mình, mô phỏng lại những bộ phận trên cơ thể người như chân, tay, đầu, ruột, gan… Nhiều người không dám nhìn trực tiếp vào những chiếc bánh đó vì quá sợ hãi, các em nhỏ thì khóc ré lên khi nhìn thấy những bộ phận cơ thể đó. Nhưng thực chất, đó là những chiếc bánh mỳ cực kỳ ngon và được trưng bày ngay tại tiệm bánh của gia đình Kittiwat Unarrom.

              Để tạo ra những chiếc bánh quái dị đó, Kittiwat Unarrom đã rất kỳ công nhào nặn rồi cẩn thận tô màu cho những chiếc bánh miễn sao trông càng khiếp sợ càng tốt. Ngoài ra Kittiwat còn đi thực tế ở các phòng mổ của bệnh viện, các triển lãm pháp y để có thể tạo ra những chiếc bánh giống nhất. Kittiwat lý giải điều này sẽ thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng. Những chiếc đầu không có tóc, nội tạng được lấy ra cùng với máu giả được làm từ phẩm màu càng làm cho món bánh mỳ trông ghê rợn hơn.

             Mặc dù Kittiwat mở một tiệm bánh mỳ ngay tại nhà mình ở Ratchaburi, nhưng những sản phẩm mà Kittiwat làm ra không phải để bán mà chỉ để trưng bày nhằm thu hút người xem. “Gia đình tôi có truyền thống làm bánh, tôi được học cách làm bánh từ khi tôi mới 10 tuổi. Tôi muốn thể hiện những quan điểm tôn giáo của mình, do đó tôi dùng bánh mỳ để nói ra ý nguyện của tôi. Tất cả những chiếc bánh này có thể cho người xem thấy được sự ngắn ngủi của nó cũng như sự ngắn ngủi của đời người. Cho dù nó trông có gớm giếc như thế nào thì đó cũng chỉ là những chiếc bánh mà thôi”, Kittiwat Unarrom chia sẽ với hãng tin AP.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét