..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Баба Марта е!

    Cảm ơn bạn BTT-Thanh Hằng về bài viết БАБА МАРТА!


    Март е специален месец за българина. Той се асоциира с много празници и традиции, сред които с най-голяма автентичност и магическа атмосфера се откроява 1-ви март. Денят, в който всичко наоколо е потопено в червено и бяло. Хората са щастливи и усмихнати и бързат да закачат мартенички на тези, които обичат. Това е една от от най-почитаните български обичаи с хилядолетна традиция, най-вероятно езически.

    Белият конец в мартеницата е за дълъг живот, а червеният – за здраве и сила

    Мартениците се изработват само за 1 март, когато според българския народ започва новата стопанска година.

    На 1 март хора, дървета, животни се закичват за здраве и успех с мартеници, направени в бял и червен цвят.

    Те се носят или до 9 март – църковния празник на Свети 40 мъченици, или до 25 март – Благовещение.

    Tháng Ba là tháng đặc biệt đối với người Bulgaria. Đó là tháng bắt đầu mùa xuân. Theo quan niệm của người Bulgaria, trong cả năm chỉ có duy nhất Tháng Ba là tháng phụ nữ. Nó gắn liền với rất nhiều ngày lễ và phong tục  tín ngưỡng, trong đó huyền diệu nhất là ngày mùng Một tháng Ba – ngày lễ Baba Marta. Ngày vạn vật xung quanh đều ngập tràn trong sắc màu đỏ và trắng. Mọi người hạnh phúc mỉm cười và mau mau cài martenisa cho những người mình yêu quý. Đó là một trong những phong tục được sùng kính nhất của Bulgaria với truyền thống hàng ngàn năm.

    Hình tượng dân gian của tháng Ba – Baba Marta

    Baba Marta (Баба Марта)  là một nhân vật thần thoại ở Bulgaria. Bà là người em gái duy nhất trong gia đình với 11 tháng anh em trai. Theo tín ngưỡng dân gian, tháng Một và tháng Hai gắn liền với Sechko lớn và Sechko nhỏ (Голям Сечко và Малък Сечко), Tháng Ba là tháng của Baba Marta.

    Theo truyền thuyết dân gian, Baba Marta là một người phụ nữ đứng tuổi, lưng gù, mặc quần áo cũ, chân khập khiễng chống chiếc gậy sắt, tính khí thất thường, luôn thay đổi tâm trạng của mình, vừa vui vẻ mỉm cười lại giận dữ ngay, vì vậy thời tiết tháng ba thay đổi rất nhanh.

    Truyền thuyết cổ kể rằng do Marta tức giận với anh mình – Sechko lớn và Sechko nhỏ vì họ luôn uống trộm rượu vang trong thùng của bà, khi đó Bà trở nên xấu tính khiến gió lạnh thổi và mưa tuyết rơi. Nhưng cơn thịnh nộ của Baba Marta qua đi nhanh chóng, Bà lại mỉm cười với họ và mặt trời lại chiếu sáng ấm áp.

    Theo một truyền thuyết khác, Baba Marta kết hôn với tháng Tư, một người đàn ông trẻ đẹp nhưng luôn đi  tất bẩn và giầy dính bùn. Khi Marta nhìn khuôn mặt tươi đẹp của chàng thì bà mỉm cười, nhưng khi nhìn xuống chân thì bà thấy khó chịu và trở nên cau có.

    Có truyền thuyết lại nói rằng Marta có hai người chồng – một người được bà yêu quí và người kia bị bà ghét bỏ. Khi bà quay sang nhìn người đàn ông bà yêu thì trời sẽ ấm áp, khi nhìn sang người bà ghét thì trời gió lạnh và bão tuyết nổi lên.

    Mọi người còn tin rằng Baba Marta chỉ thích vào những ngôi nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Vì thế, vào cuối tháng hai, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước khi mặt trời lặn rồi mang treo những đồ vải màu đỏ như khăn bàn, thảm, thắt lưng hay tạp dề ra bên ngoài. Họ cho rằng điều đó sẽ làm vui lòng Baba Marta và Bà sẽ mang may mắn đến cho gia đình.

    “Bà già tháng Ba” còn rất khó tính trong việc chọn người đầu tiên gặp trong ngày. Những người già trong ngày 1/3 thường không ra ngoài vào sáng sớm vì không muốn làm Bà tức giận. Bà thích gặp các cô gái trẻ nên trẻ em, thanh nữ và các cô dâu trẻ đeo “Martenisa” trên tay thường ra ngoài để Bà trông thấy và phấn khởi, chắc chắn hôm đó trời sẽ đẹp và ấm áp.

    Người Bulgaria rất thích màu sắc sặc sỡ trong lễ kỷ niệm này và mọi người tặng cho nhau những chiếc martenitsa - dấu hiệu của mùa xuân đến.

    Martenitsa có nguồn gốc từ thời Thracia. Những chiếc Martenitsa đầu tiên được làm từ những sợi len màu trắng và đỏ, đôi khi được buộc vào đồng tiền vàng hoặc bạc.

    Dần dần chúng được tết từ len, sợi hay lụa với hai màu cơ bản là đỏ và trắng, tượng trưng cho mong muốn về sức khỏe, tuổi thọ và khả năng sinh sản phong phú. Màu trắng tượng trưng cho dương tính, sức mạnh và ánh sáng mặt trời, về sau do ảnh hưởng của Ki-tô giáo, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, màu đỏ là biểu tượng của phụ nữ, sức khỏe và sinh sản. Sự kết hợp đó nhắc nhở con người về vòng luân hồi vĩnh cửu giữa sự sống và cái chết, về sự cân bằng giữa điều thiện và cái ác, về hạnh phúc và nỗi buồn trong cuộc sống.

    Theo truyền thống, martenitsa được buộc vào cổ tay, cổ chân, đeo trên cổ, thắt lưng hoặc trên ngực áo bên trái cho cả người lớn và trẻ em, có khi buộc lên cả cổ các con vật nuôi trong nhà, treo lên cây cối trong vườn và xung quanh chỗ ở.

    Người ta đeo Martenitsa trong khoảng ba, chín hoặc 25 ngày. Thường họ đeo martenitsi cho đến khi nhìn thấy con chim mùa xuân đầu tiên (con cò, chim én, chim cu) có khi là con rắn hoặc cây cối nẩy lộc.

    Sau đó họ tháo martenitsi  xuống và giấu chúng dưới hòn đá, treo lên trên cây ăn quả trong sân, ném xuống sông hoặc quăng lên mái nhà.

    Nếu đem giấu Martenitsa dưới hòn đá thì ngày hôm sau có thể lấy ra xem và dự đoán khả năng sinh sản của gia súc. Theo truyền thuyết của vùng Pirin, những con côn trùng còn dính vào martenitsa cho biết thành công của chăn nuôi gia súc. Họ cho rằng kiến bám vào Martenitsa nghĩa là sẽ có rất nhiều dê và cừu, bọ rùa nghĩa là nhiều gia súc, còn nhện là nhiều lừa. Cũng tượng tự như thế, bằng cách xem sự xuất hiện của các con côn trùng trên Martenitsa các cô gái đoán xem đường tình duyên của mình.

    Trước đây Martenisa thường được những người phụ nữ Bulgary tết bằng tay thành hình nơ hoặc hình búp bê “Пижо и Пенда”. Pizo là bé trai, thường màu trắng, Penda là bé gái mặc váy màu đỏ.

    Ngày nay người Bun  dùng cả Martenisa nhập từ Trung Quốc với giá thành rẻ hơn, hình dáng cũng phong phú hơn, có khi còn là hình các ca sĩ nổi tiếng, thậm chí cả các chính trị gia.

    Мехмед и Инджи на мартеници

    Nhiều nghi lễ khá thú vị được thực hiện trong tháng Ba và liên quan trực tiếp đến martenitsa. Vẫn còn niềm tin rằng bánh mì phải được nướng lên, quết mật ong và phân phát đến các nhà để an ủi người ốm.

    Ở Razgrad, vào buổi sáng lúc mặt trời mọc, mỗi bà nội trợ đều mang miếng vải đỏ treo lên cây ăn quả trong vườn để cho Baba Marta vui cười.

    Ở Troyan, vào ngày 01 tháng 3 trước khi mặt trời mọc, mỗi bà nội trợ đều buộc sợi len màu đỏ vào ổ khóa cửa, trên cây, hoặc trên sừng gia súc.

    Ở Haskovo, các bà buộc martenitsi cho trẻ em trong nhà từ trước khi trời sáng và mặc toàn quần áo màu đỏ. Vì vậy nảy sinh lưu truyền rằng Baba Marta thích gặp những người mặc quần áo màu đỏ, quàng khăn đỏ, đi tất đỏ. Màu đỏ trong đời sống của người dân là một công cụ để phòng bệnh. Vì vậy, có thể giải thích lý do tại sao các cô dâu trẻ và trẻ em hay buộc sợi chỉ đỏ

    Phong tục đeo “Martenisa cũng có ở 1 số nước Ban-căng khác.

    Baba Marta của Rumania – Baba Dokiya (Баба Доки) là một bà già ghê gớm và rất cay nghiệt. Truyền thuyết kể rằng Bà có một cô con gái mà bà rất ghét. Một chàng trai tên là Martsishor đã cứu cô gái khỏi tay người mẹ kế độc ác, người đã bị biến thành đá.

    Ở  Rumania gọi “Martenisa” là “Martsishor” và chỉ đuợc buộc vào tay phụ nữ và trẻ em, còn nam giới phải cất ở nơi kín đáo ví dụ như trong giày. Ở Hy Lạp thì chỉ buộc vào tay cho trẻ em.

    Ngoài martsishor vào ngày 01 tháng 3 nam giới ở Rumania còn tặng người phụ nữ của mình cả hoa, thường là hoa xuyên tuyết (kokitre – snowdrops).


    Theo truyền thuyết cổ xưa, Martenitsa xuất hiện đầu tiên tại vùng đất Bulgaria của vua Asparoukh.

    Một trong số các truyền thuyết kể rằng vào năm 681, vua Asparoukh đánh bại Đế chế Byzantines và thành lập nhà nước mới. Để tôn vinh chiến thắng và tế thần Tangra nhà vua phải thực hiện nghi lễ hiến tế. Với tư cách là người tư tế cao nhất của bộ tộc, ông chuẩn bị châm lửa giàn thiêu nhưng vẫn thiếu nhành cây thì là khô. Loại cây đó không mọc ở vùng đất này và vị quân vương rất phiền muộn vì không thể thực hiện được nghi lễ đối với Chúa trời vĩ đại.

    Nhưng bỗng nhiên có một con chim én tới đậu trên vai ông. Ở chân nó buộc một nhánh thì là khô. Nhà vua rất vui sướng nhưng lại ngạc nhiên vì thấy trên sợi chỉ trắng lốm đốm nhuốm máu. Ông sực đoán rằng đây chính là món quà từ quê hương cũ do người em gái yêu quý của mình gửi đến.

    Một truyền thuyết khác kể rằng Asparoukh khi đang ở bên bờ phải sông Danube, em trai Bayan và em gái Hubata chờ đợi ông bên bờ trái và tìm chỗ vượt sông sang Bulgaria. Họ buộc cuộn len trắng vào chân con chim ưng cho nó bay đi và chỉ cho họ chỗ nước cạn để lội qua. Một mũi tên của Khazarian bắn xuyên qua Bayan. Dòng máu đỏ phun ra và nhuộm cuộn len trắng dùng để báo hiệu cho Asparuhh biết là các em yêu quý đã đến với ông. Sau khi nhận được tin tức quí báu, Asparukh ngắt sợi len  màu trắng-đỏ, buộc lên tay quân lính và nhắc đi nhắc lại: ”Sợi chỉ kết nối chúng ta sẽ không bao giờ bị đứt. Chúng ta hãy mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, chúng ta là người Bulgaria … ”

    Hôm đó là ngày mùng 1 tháng Ba, năm 681.

    Như vậy sợi chỉ màu đỏ – trắng đối với người Bulgary đã trở thành biểu tượng của “mặt trời mới” - mùa xuân và tình yêu thương đối với người thân. Vì vậy, khi tặng martenitza chúng ta mong muốn cho nhau sức khỏe, tình yêu và trường thọ.

2 nhận xét:


  1. Празникът най-вероятно е древен езически обичай, запазен единствено от българите. На 1 март всичко живо - хора, дървета, животни трябва да се закичват с мартеници, направени в бял и червен цвят, за здраве и успех. Мартеницата се сваля при виждане на щъркел, лястовичка, кукувица или на цъфнало дръвче. В някои райони има традиция се носи до 9-ти март - църковния празник Свети 40 мъченици, или до 25-ти март - църковния празник Благовещение.
    На този празник всеки подарява на близките си специален амулет - мартеница, която нарича за здраве и сила през следващата година. Мартениците се изработват специално за 1 март, когато започва новата стопанска година. Традиционната мартеница се прави от два пресукани конеца - червен и бял.
    В някои райони на страната конците са само червени, в други - многоцветни, но с преобладаващо червено. Този цвят според народното поверие има силата на слънцето и дава жизненост на всяко същество. В народните представи баба Марта - весела и сърдита се свързва с настъпването на пролетта, затова във фолклора март е наричан "женски месец". Старите хората казвали, че времето се мени така, както и настроението на Баба Марта - ако е сърдита, духа вятър и вали сняг, ако е весела, грейва слънце.
    Етнографски проучвания отчитат, че обичаят в българските земи изисква в първия ден от пролетния месец всички да се закичват с мартеници, направени от усукан бял и червен цвят, за здраве, успех, плодовитост и против уроки. Белият цвят е символ на чистота и невинност, на радост. Червеното е женското начало, здравето. То е знак на кръвта, на зачеването и раждането.
    Ако правите сам мартеница, конецът задължително се усуква наляво. В Родопите мартениците се правят от много цветове, в Софийско част от основните цветове са синьо и червено. Синият цвят е свързан с небето и водата. Зеленият цвят е знак на плодородие, здраве, възраждане, празничност. В Разградско сутринта при изгрев слънце всяка домакиня мята червен плат на едно от плодните дървета в градината, за да разсмее Баба Марта.
    В Троянско на 1 март преди изгрев слънце стопанките на всеки дом връзват червена вълна по ключалките на вратите, на овошките, по рогата на добитъка. В Хасковско бабата, която рано преди съмване връзва мартеници на децата от семейството, се облича изцяло в червени горни дрехи. Оттук идва и народната представа, че Баба Марта спохожда хората и посевите, облечена в червен сукман, забрадена с червена забрадка, обута в червени чорапи.
    Народните суеверия за червения цвят са, че е магично средство за предпазване от болести - затова на млади жени, момичета и децата, са връзвали червен конец. Бялата вълна в мартеницата предвещава дълъг живот, а червената - здраве и сила.

    Trả lờiXóa