..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Hoa Hồng - đất cằn Bài viết của Vũ Cân!

 
 Bầu cử Quốc hội 2013 trước thời hạn ở Bulgaria. (Ảnh BTA)

Dựa trên số phiếu được kiểm tại 164 điểm bầu cử, đảng Công dân Bulgaria vì sự phát triển châu Âu (GERB), theo đường lối bảo thủ của cựu Thủ tướng Boyko Borisov dẫn đầu với 30,1% phiếu bầu, nhưng không đủ đa số cần thiết để thành lập chính phủ mới. Tiếp đến là đảng BSP, theo đường lối xã hội chủ nghĩa với 26,1% số phiếu. Đảng nhỏ MRF của người gốc Thổ Nhĩ Kỳ giành 11,6% và đảng Ataka theo đường lối dân tộc cực đoan được 7,8%.
Các cuộc thăm dò dư luận ngoài phòng bỏ phiếu cũng cho thấy, GERB giành từ 29,6 - 32% số phiếu; BSP 25,6 -26,2%, MRF 9,9 - 13,4% và Ataka 7,0 - 8,5%. Hiện chưa rõ đảng Mặt trận Dân tộc vì Giải phóng Bulgaria (cực hữu) có vượt qua ngưỡng tối thiểu 4% cần thiết để có ghế trong Quốc hội hay không. Tỷ lệ cử tri đi bầu chỉ chiếm khoảng 50% trong số 6,9 triệu cử tri đủ tư cách.
Năm đảng của Bulgaria, không có đảng GERB, đã ủy nhiệm một công ty của Áo kiểm phiếu nhằm bảo đảm các kết quả được chính xác.
Các nhà thăm dò cho rằng, GERB khó có thể liên danh với Ataka để thành lập đa số cho dù là đa số mong manh, vì trước ngày bầu cử, Ataka đã từ chối ủng hộ, mà đảng này trước đây vẫn dành cho chính phủ đa số của ông Borisov.
Trong khi đó, BSP và đối tác trong liên minh trước đây là MRF cũng gần chiếm đa số trong Quốc hội là 240 ghế. Người đứng đầu BSP đã công khai phản đối liên danh với GERP, tuyên bố chỉ ủng hộ một nội các chống khủng hoảng bao gồm các nhà kỹ trị giành được sự ủng hộ của đông đảo cử tri.
Theo các nhà quan sát, nếu không thành lập được chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn này thì Bulgaria sẽ phải đối mặt với một cuộc tổng tuyển cử khác, dự kiến vào mùa Thu tới. Như vậy, chính phủ tạm quyền hiện nay sẽ tiếp tục giữ chèo lái đất nước trong tình hình khó khăn hiện nay.
Điều này đồng nghĩa với việc Bulgaria sẽ lại chứng kiến các cuộc biểu tình chống nghèo đói và tham nhũng từng làm chấn động quốc gia nhỏ bé này, buộc chính phủ của ông Borisov phải từ chức hôm 20/2 để mở đường cho tổng tuyển cử trước thời hạn.
Chỉ ít giờ sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố, báo chí quốc tế đã đưa ra những phân tích và dự báo khác nhau về tương lai chính trị của Bulgaria.

Nhật báo Anh “Finansial Time” đánh giá, bầu cử Quốc hội Bulgaria bị phủ bóng đen bởi vụ bê bối phiếu bầu “ngoài luồng”. Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Bulgaria đã thu giữ 350.000 lá phiếu trái phép có thể được sử dụng trong cuộc bầu cử. Số phiếu không hợp lệ trên được phát hiện đêm 10/5 tại Nhà máy in Multiprint, cách thủ đô Sofia 15 km về phía Tây Bắc. Đây là phần dôi so với số phiếu chính thức mà nhà máy này được đặt in. Chủ nhà máy khẳng định, số lá phiếu trên sẽ được bỏ đi, song các công tố viên xác nhận chúng đã được gói ghém cẩn thận để sẵn sàng gửi đến các điểm bỏ phiếu.
Thông tin trên ngay lập tức đã làm dấy lên làn sóng giận dữ từ phe đối lập. Người đứng đầu đảng Xã hội Sergey Stanishev cho rằng, đây là vụ bê bối chưa từng có trong lịch sử Bulgaria, là động thái nhằm làm sai lệch kết quả bầu cử vì 350.000 lá phiếu tương đương 10% số cử tri đủ tư cách tham gia bầu cử, và có thể đảm bảo ghế cho 25 nghị sĩ. Người đứng đầu đảng nhỏ MRF của người gốc Thổ Nhĩ Kỳ coi đây là "hành động đảo chính nhằm tiếm quyền". Gay gắt hơn, Đảng DSB cánh hữu còn đòi hoãn bầu cử cho đến khi in xong phiếu mới. Năm đảng, trừ đảng cầm quyền GERB trước đây của cựu Thủ tướng Borisov, đòi kiểm phiếu độc lập song song. Nhiều người đã kéo đến trước trụ sở Ủy ban Bầu cử trung ương để biểu tình, phản đối vụ việc trên.
Thời báo trên của Anh nhận xét, khả năng khôi phục lòng tin của dân chúng Bulgaria vào các nhà chính trị là rất nhỏ trong bối cảnh phản ứng xã hội về tình trạng nghèo khổ vẫn chưa dịu bớt sau các cuộc biểu tình diễn ra hồi tháng Hai vừa qua.
Tờ Wallstreet journal” của Mỹ thì bình luận rằng, kết qủa của cuộc bầu cử trước thời hạn này không giúp cải thiện sự ổn định chính trị tại quốc gia thành viên nghèo nhất Liên minh châu Âu này và khả năng bất ổn định sẽ tiếp tục kéo dài mà chưa hứa hẹn thời điểm kết thúc.
Hãng tin ITAR-TASS của Nga dự báo, tình hình sau bầu cử ở Bulgaria sẽ hỗn loạn. Hãng này dẫn tin, ngay sau khi kết quả bầu cử đựoc công bố vào 19 giờ tối qua (giờ địa phương), hàng trăm người biểu tình phản đối kết quả bầu cử đã đụng độ với cảnh sát.
Sáu năm sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, gần 1/4 dân số Bulgaria vẫn sống dưới mức nghèo (theo quy chuẩn chính thức của EU). Bế tắc chính trị đe dọa sẽ tàn phá nền kinh tế vốn đã yếu kém của Bulgaria với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,8% trong năm 2012 và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt, chiếm tới khoảng 20% lực lượng độ tuổi lao động.
Một bộ phận cử tri phàn nàn rằng, các chính khách đang dành quá nhiều thời gian cho những tranh cãi vặt vãnh và làm giàu bản thân, chưa tập trung giải quyết những khó khăn kinh tế của đất nước. Vấn nạn tham nhũng và tình trạng bất bình đẳng xã hội vẫn chưa được chặn đứng và giảm thiểu như mong muốn của cử tri Bulgaria.

Bulgaria xinh đẹp đã từng được mệnh danh là Đất nước Hoa Hồng. Hơn hai mươi năm qua, sau khi chuyển đổi chế độ, những kỳ vọng vào một tương lai xán lạn khi hướng mạnh sang Tây Âu đã dần dần tắt lịm. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Bulgaria hiện tại như một mảnh đất cằn, khắc nghiệt. Hoa hồng mọc trên mảnh đất cằn không thể nhuận sắc như mong đợi mà... có quá nhiều gai ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét