..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Cành đào ngày Tết

    SỰ TÍCH CÂY ĐÀO MIỀN BẮC

     

    Ngày xưa, ở phiá đông núi Sóc Sơn, có một cây đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào xum xuê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng. Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng.

    Quỹ dữ hay ma quái nào bén mãng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phớt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành đào là bỏ chạy xa bay.

    Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Luỹ phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái.

    Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành đào về cắm trong lọ,nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

     

     

    Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ, Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp được trang trí mấy ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.

huynhtran wrote on Feb 6
Còn sự tích "NAY" thì sao hở bạn lhsbul69 ơi!
binhthuytinh wrote on Feb 6
Năm nay trời lạnh đào để đến tận rằm vẫn đẹp.
bicon123 wrote today at 9:31
Năm nay Bi và Bibé đi ngắm Đào tại vườn Nhật Tân, không mua đào mà mua 20 bông cúc, cắm đến tận 15/01 Nhâm Thìn luôn!
Photobucket
Vợ Bi mua cành đào nhỏ cắm trên bàn thờ ông, cũng để đến 14/01 mới bỏ đi!
Photobucket
.......Lúc còn sống bố Bi rất thích Cành đào cắm mỗi khi tết về! Bố nói đó là phong tục rất đẹp và rất ý nghĩa của dân tộc, nhưng đào Nhật Tân ngày ấy đắt và rất khó mua trên Thái. Ông thường ra vườn nhà chặt một cành đào vườn đẹp- nay người HN gọi là đào Rừng, mang vào cắm, thiếu hoa ông lại cặm cụi cắt hoa giấy gắn thêm vào, ông giải thích, vẫn đẹp, và là Cây Nhà Lá Vườn....Ông cũng chẳng khuyến khích Bi mua (Lúc ấy Bi đã là Bộ đội có lương....).

Bố Bi đi xa, đi đến nơi Vĩnh Hằng, từ ngày ấy Bi luôn mua một cành Hoa Đào nhỏ cắm trên bàn thờ ông, mỗi khi Tết về...Con nhớ: Đẹp nhưng tiết kiệm Bố nhỉ? Và giờ người HN cũng hay lùng mua Đào Rừng lắm Bố ạ!
Tết sau con lại mua ....Một Cành Đào Nhật Tân, Bố nhé!


    Ngày nay Thú chơi Đào Nhật Tân khác rồi Bố ạ! (Hay chăng Sự Tích Cành ĐàoTết đã thay đổi trong nền Kinh tế Thị Trường ngày Nay)

    Đối với người dân miền Bắc, hoa đào tượng trưng cho ngày Tết. Cánh hoa đào màu hồng rực rỡ làm ấm cúng hơn không khí đón xuân của các gia đình và là tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Những năm trước đây vào thập kỷ 80 trở lại, người dân chỉ chơi cành đào cắm vào hai lọ hoa lục bình trên bàn thờ trong ba ngày Tết. Nhưng những năm trở lại đây, người chơi đào Tết có xu hướng chơi hẳn một cây đào thế. Để có cây đào thế đẹp trong 3 ngày Tết, nhiều người không tiếc tiền và bỏ công đi chọn mua. Thế cây uyển chuyển, mềm mại vừa uốn lượn, vừa vươn lên, thế: phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, trực ngôn, hình hài linh vật... Cầu kỳ hơn, có người còn cấy đào vào phôi đá. Người trồng đào phải dày công uốn tỉa vài ba năm trở lên mới mong có một cây đào thế giá trị. Tùy không gian trong nhà, ngoài sân mà người mua có thể chọn thế cây cho phù hợp. Không to, cao quá làm lấn át đi không gian xung quanh, cây đào phải nổi bật lên những đường nét đẹp tự nhiên của nó, vừa phải tô điểm rực rỡ cho ngày xuân. Điều tiếp theo khi đã có thế đào đẹp đối với người chơi đào là nụ và lộc. Người sành hoa phải chọn cây đào có nhiều nụ và đặc biệt phải nở trúng 3 ngày Tết một cách rực rỡ; nụ, lộc tươi tắn. Cho dù hoa đào đều là màu hồng (đào bích), phớt hồng (đào phai), song mỗi cây cùng giống đào nếu trồng ở đất không phải ở Nhật Tân thì đào cũng kém sắc.

    Thú chơi đào ở miền Bắc giờ đã lan tỏa đến các miền đất nước, bay sang cả trời Tây. Ngày nay nhờ kỹ thuật lai ghép, người ta đã tạo ra được một số giống đào mới phù hợp với môi trường sống mới, như trồng ở Đà Lạt, cao nguyên Lâm Đồng là một ví dụ, những vườn đào nơi đây có thể sánh đẹp với đào miền Bắc. Tuy nhiên là người tâm huyết với cây cảnh, sinh vật cảnh, đều lo lắng cho số phận cây đào Nhật Tân, rồi đây thú chơi đào tết của người Hà Nội liệu còn có được như xưa?

    Cơn lốc đào cổ thụ đào thế từ vùng núi đổ về Hà Nội, tràn vào vườn đào Nhật Tân đánh bật đào Nhật Tân xịn khỏi bãi bờ gắn liền với nó. Mỗi mùa đào Tết đến, vườn đào Nhật Tân đón những hàng nghìn gốc đào ngoại lai để cấy ghép phục vụ cho một thú chơi đào cổ thụ. Từ một thú chơi tạo ra 2 cơn lốc; cơn lốc hủy hoại thiên nhiên đào rừng và cơn lốc cuốn mất dần những cây đào Nhật Tân xịn.

    Cuộc săn tìm đào rừng cổ thụ đưa về Nhật Tân nóng trên những cánh rừng vào các mùa trong năm bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc đào Nhật Tân dần bị lép vế.  Ông Đỗ Văn Hà, người trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho biết: “Mỗi gốc đào mua từ rừng Lạng Sơn chuyển về đến Hà Nội cũng mất từ 3-5 triệu đồng. Nhưng không phải dễ kiếm bởi đào rừng giờ đâu còn nữa, phải đặt trước hàng vài tháng mới có vài gốc mà thôi”. Anh Hà Văn Thành ở xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, người chuyên cung cấp đào rừng cho một số khách ở Nhật Tân, Hà Nội, cho biết:  “Cách đây 3 năm thôi, dưới chân núi Mẫu Sơn có một khu toàn đào rừng. Giờ thì không còn, đi cả ngày may mắn lắm mới gặp được một gốc khép mình nơi kín đáo. Để mang được gốc ra ngoài đường thì cũng phải 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng bộ vượt núi rất khó khăn…” Thiên nhiên đâu phải là cái gì vô tận.

    Đào Nhật Tân đoản mệnh. Đào rừng chỏng chơ phần nhiều do cuộc chơi phải đánh đi, đánh lại. Âu cũng là cái nghiệp của loài hoa làm đẹp cho mùa xuân vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Giờ vườn đào Nhật Tân nhan nhản những gốc đào rừng đang ươm, ghép, cũng có nhan nhản những gốc đào chết khô vứt chỏng chơ bên góc vườn. Người trồng đào bao giờ cũng thế, theo lợi nhuận và theo nhu cầu của thị trường nên việc du nhập giống đào ngoại lại về phục vụ cho thú chơi đào “khủng” là điều khó tránh khỏi. Chỉ có điều, vườn đào Nhật Tân luôn phải gồng mình với những gốc đào ngoại lai thì một mai liệu tiếng thơm của đào Nhật Tân xịn sẽ còn đâu nữa sắc bích đào thắm.
    Ôi, theo chiều cuốn của Cơn Lốc Thị trường hiện tại, Cành đào Vườn của Bố, con mình ngày ấy đã khác, nhưng con vẫn kiếm tìm cành Đào Nhật Tân dâng cho Bố mỗi khi Tết về, và rồi hai Bibé, Bilớn cũng sẽ vậy Bố ơi! Hôm nay Ngày Tết Nguyên Tiêu, con tiễn Bố về nơi Vĩnh Hằng với cành Đào Nhật Tân đã tàn, Tết sau Bố nhé, cành Đào Nhật Tân chắc chắn sẽ đẹp lắm Bố ạ!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét