..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

БГ. КОЛЕДА

Thời gian còn đang học ở Bulgaria, khoảng những năm 1980, hầu như tôi không thấy người dân tổ chức những ngày lễ Thiên chúa giáo như Lễ Phục sinh (Великден), Noel (Коледа). Kể cả năm mới cũng tổ chức chủ yếu trong gia đình. Đang quen ở Hà Nội cứ đêm giao thừa là mọi người kéo nhau lên Hồ Gươm đi dạo vòng quanh các con phố cổ, tới Bulgaria đêm giao thừa năm học tiếng chúng tôi cũng rủ nhau ra quảng trường thành phố nhưng không khí ở đó vẫn như ngày thường, cảm giác thật là hụt hẫng. Từ khi xuống học ở Varna, năm nào hội sinh viên Việt Nam ở đó cũng tự tổ chức lễ đón năm mới. Nhiều bạn từ các thành phố khác cũng đến tham dự cùng, chương trình rất phong phú sôi nổi, ai đã từng tham gia chắc vẫn còn giữ lại đôi chút ấn tượng.
Nhưng từ sau năm 1990 tình hình ở Bulgaria đã dần thay đổi, đến nay quang cảnh những ngày lễ Thiên chúa giáo đã khác xưa rất nhiều. Vào những dịp lễ này, thánh đường nào cũng tưng bừng.
Những bóng đèn được thắp theo hình cây thông Noel tại Varna.
KOLEDA
Koleda (Giáng sinh) là phiên bản tiếng Bulgaria của tên Calende trong tiếng La Mã. “Calende” là từ người La Mã gọi ngày đầu tiên của mỗi tháng. Theo luật ngữ âm, kalendi trong ngôn ngữ tiếng Bulgaria trở thành Giáng sinh. Về điều này cũng chịu tác động nhiều của từ nguyên dân gian liên quan đến động từ “kolia (коля) - giết mổ”, chẳng phải vì ngày lễ mà giết nhiều lợn sao!!!
Đêm Giáng sinh, ở Bulgaria còn được gọi là Giáng sinh khô, Krachoun, Giáng sinh nhỏ, Mali Bozic … bắt đầu từ ngày 24/12 và kéo dài 3 ngày cho đến ngày Lễ Thánh Stefan 27/12 – ngày lễ cuối cùng trong năm.
Lễ Giáng sinh truyền thống
Ngày hôm trước Giáng sinh được tổ chức như một lễ Giáng sinh nhỏ (Маlkа Коlеdа). Theo tín ngưỡng dân gian, Đức Mẹ đã hạ sinh đứa trẻ vào đêm Giáng sinh nhỏ, nhưng vào ngày hôm sau mới thông báo (truyền thống bắt buộc các bà mẹ thông báo vào hôm sau ngày sinh). Vào sáng sớm ngày lễ, các koledarcheta (các bé trai nhỏ, từ 6-7 đến 10-12 tuổi) bắt đầu đi đến các nhà, (sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trong đoàn rước Giáng Sinh có cả các bé gái). Chúng diện quần áo ngày hội, tay mang gậy cây dương đào và khoác chiếc túi sặc sỡ trên vai. Koledarcheta dạo quanh các làng, vào các nhà và vừa đào bới bếp lửa, vừa chúc phước „Да се роди, дето рало ходи, дето рало ходи и не ходи!” (tạm dịch: “Hãy sinh ra, nơi chiếc cày đi qua, nơi chiếc cày đi qua và không đi qua”.
Người chủ nhà cho chúng những chiếc bánh nhỏ, trái cây sấy khô, tiền lẻ và rắc lên người chúng hạt ngũ cốc để chúc sinh sôi nảy nở.
Những yếu tố quan trọng nhất trong ngày lễ này là Củi giáng sinh (Yule), bàn ăn với bánh lễ, các món ăn giáng sinh và carolling.
Badnik - Củi Giáng sinh (Yule log - Бъдник Коледен Уют
Công việc quan trọng trong chuẩn bị lễ Giáng sinh là chặt hạ và mang badnik về nhà. Badnik – đó là cây gỗ sồi hoặc cây lê, được một thanh niên trẻ chặt mang về nhà và dùng nó để giữ cho ngọn lửa cháy suốt đêm.
Người nam giới trẻ tuổi nhất trong gia đình, mặc quần áo lễ hội đi vào rừng. Anh chọn một cây sum suê và cứng cáp: gỗ sồi, cây du, lê, v.v… Trước khi chặt nó anh ta cầu mong sự tha thứ. Khi mang cây gỗ về nhà vác ở trên vai phải và không được chạm xuống đất. Mọi người ở nhà sốt ruột trông chờ. Khi mang củi vào nhà, chàng thanh niên hỏi: “Славите ли Млада бога?” (“Tạ ơn không Nữ thần trẻ?”). Những người phụ nữ trả lời: ”Славим, славим, добре дошъл!. (“Tạ ơn, tạ ơn! Hoan nghênh vào nhà”). Chàng thanh niên nói thêm: “Аз в къщи и Бог с мене!” (“Tôi vào nhà và Chúa đi cùng với tôi”).
Ở cuối cây gỗ có khoét một lỗ nhét đầy sáp, dầu thơm và trầm hương. Đầu này được bọc vải lanh trắng hoặc vải sợi gai và cây gỗ được đưa vào lò sưởi.
Cùng lúc đó những người người phụ nữ cất tiếng hát:
Ой, ти дръвце, право дръвце,
де си расло толкоз тънко,
толкоз тънко, та високо?
- Я съм дръвце, златно дръвце,
златно дръвце плодовито.
Ще порасна дор до небо,
клон ще пусна дор до земи,
лист ще листна дребен бисер,
цвят ще цъфна чисто сребро,
род ще родя сухо злато.
Слез ще по мен Млада Бога,
ще дарува добра дарба!
Vào tối đêm Giáng sinh cây củi sẽ cháy suốt đêm. Theo tín ngưỡng dân gian ngọn lửa trong đêm Giáng sinh phải được giữ cháy suốt đêm không để cho tắt, giữ ấm cho ngôi nhà cũng như biểu tượng ánh sáng của sự ra đời của Chúa Jesus và để trông thấy tổ tiên đã khuất trở về bàn tiệc dự lễ. Theo truyền thuyết cây củi Yule có sức mạnh ma thuật và chữa bệnh kỳ diệu. Mọi người tin rằng đêm Chúa ra đời sẽ có nhiều điều kì diệu xảy ra, sẽ mang lại sức khỏe và may mắn cho mọi người trong gia đình. Điều mơ ước có thể thành hiện thực trong năm tiếp theo, bởi vậy nên người ta thường ước trong đêm Giáng sinh điều mà năm trước họ không thực hiện được.
Ở một số vùng của đất nước vào buổi sáng họ dập tắt lửa bằng rượu vang và từ những mẩu gỗ chưa cháy hết người ta làm cho các bộ phận của cái cày và cây thánh giá vì sức khỏe. Tro thì rắc ra đồng ruộng, vườn nho và đồng cỏ, để sinh sôi. Từ cái cây đã bị chặt, họ làm các cọc cắm thành hàng rào quanh ruộng, để ngăn những kẻ lang thang và phù thủy vào cướp phá.
Bánh mì nghi lễ - обредния хляб
Bánh mì cho ngày lễ được làm rất cẩn thận. Từ tờ mờ sáng những người phụ nữ đã dậy sớm để chuẩn bị cho ngày lễ. Đặc biệt lưu ý là khâu chuẩn bị làm bánh nghi lễ – món đồ cúng không sát sinh cho ngày lễ thánh.
Súng sính trong trang phục ngày hội, những người phụ nữ tiến hành làm bánh mì nghi lễ. Bánh được làm từ loại bột tinh khiết nhất. Ngay từ khi chuẩn bị thu hoạch, những hạt lúa mì tốt nhất đã được để riêng ra, đem ra sông rửa sạch rồi sấy khô. Bột được sàng lọc qua ba lượt “lụa”, trộn với nước sạch do một cô dâu trẻ mang đến trong chiếc nồi trắng và hâm nóng trên ngọn lửa. Trong khi nướng các ổ bánh, các cô bé gái và cô dâu trẻ hát những bài hát nghi lễ.
Bánh mì Giáng Sinh gồm ba loại. Loại đầu tiên được đặt tên theo chính ngày lễ và mang tên “Bogovitsa – Đức chúa bà”, “Bozia pita – bánh chúa trời”, “Svetetz – vị thánh”. Trang trí đặc trưng của loại này là hình chữ thập và biến thể của nó – hình chữ vạn, hoa thị, hoa v.v…
 
Loại bánh thứ hai được dành cho ngôi nhà và chủ nhân. Trên bánh thường mô tả hình đập lúa, gia súc, vườn nho và thùng rượu v.v…
Loại bánh thứ ba là “bánh cuộn, cuốn tròn” với một lỗ ở giữa để tặng cho Coledari. Những chiếc bánh này do các cô gái nhồi bột và trang trí và họ tặng cho người được họ chọn trong đêm Giáng Sinh.

Медени Коледарчета
Ngày hôm sau, những người này đem chúng bán đấu giá được tổ chức bởi trên quảng trường, kinh phí thu được tặng lại cho các nhà thờ, trường học hay các phòng đọc công cộng.
Bàn tiệc đêm Giáng sinh
Giây phút thú vị nhất trong buổi tối lễ hội là ngồi quanh bàn tiệc. Bữa tối nên bắt đầu sớm để ngũ cốc sớm chín.
Người lớn tuổi nhất trong gia đình hoặc dòng họ đọc lời cầu nguyện trước bữa ăn. Ngọn lửa đốt bằng gỗ sồi hoặc gỗ cây lê trong đêm Giáng sinh phải được giữ cháy suốt đêm không để cho tắt, giữ ấm cho ngôi nhà cũng như biểu tượng của ánh sáng của sự ra đời của Chúa Jesus.
Mọi người tin rằng đêm Chúa ra đời sẽ có nhiều điều kì diệu xảy ra, sẽ mang lại sức khỏe và may mắn cho mọi người trong gia đình. Điều mơ ước có thể thành hiện thực trong năm tiếp theo, bởi vậy nên người ta thường ước trong đêm Giáng sinh điều mà năm trước họ không thực hiện được.
Bàn tiệc đêm Giáng sinh được tiến hành rất trang trọng. Chủ nhà chuẩn bị các món ăn theo số lẻ (7, 9 hoặc 11) không có thịt – đậu luộc, cơm bọc trong lá nho, ớt khô nấu với hạt ngũ cốc hoặc gạo, ớt nhồi, bánh nướng làm từ bí đỏ, ngô luộc, và các loại hạt, mật ong, trái cây, hành tây và tỏi, muối và hạt tiêu. Đặt thêm trái cây sấy khô đặc biệt, rượu vang và rượu mạnh – tất cả các thứ trồng từ đất, với hy vọng lại tiếp tục được sinh sôi trong năm tiếp theo.
Bàn bắt buộc phải được bố trí xung quanh lò sưởi, như vậy tất cả đều quay mặt về đó bởi vì người ta tin rằng bếp lửa là nơi thiêng liêng trong nhà. Dưới bàn ăn đặt bó rơm, trong đó có túi vải.
Khi tới giờ ăn, tất cả mọi người đứng thẳng bên cạnh bàn.
Người đàn ông lớn tuổi nhất – chủ gia đình, đọc lời cầu nguyện mời Chúa Trời ăn tối và cầm lấy chiếc túi trong đó gói ba hòn than và hương trầm rồi dâng hương ba lần – khắp bàn ăn, tầng hầm, chuồng ngựa, nhà kho, chuồng gà.
Người phụ nữ lớn tuổi nhất cho cây củi Yule vào lò sưởi. Ba hòn than trong túi cũng đặt vào đó theo qui ước – viên đầu tiên là lúa mì, viên thứ hai là rượu vang, thứ ba là ngô, vào buổi sáng họ lấy chúng ra xem – viên nào tro bao phủ là sinh trưởng tốt, nếu là màu đen – sẽ thu hoạch kém.
Không ai được đứng dậy khỏi bàn ăn, để gà mái không ra khỏi ổ. Nếu cần thiết phải đi thì mọi người phải khom lưng để cho ngũ cốc được trĩu nặng.
Sau khi cầu nguyện họ bẻ bánh mì bằng một đồng xu bạc và giơ lên cao để mùa màng phát triển.
Miếng bánh đầu tiên được dâng lên Đức Mẹ và đặt trước tượng thờ trong nhà, nó được giữ cho tới Giáng sinh năm sau.
Miếng tiếp theo dành cho những người đã chết, một miếng cho ngôi nhà đang ở, còn lại chia cho mọi người bên bàn ăn. Người may mắn là người trong mẩu bánh có đồng xu.
Sau bữa tiệc đêm Giáng sinh, mọi đồ ăn đồ uống còn lại vẫn để trên bàn không dọn đi suốt đêm vì người ta tin rằng có cả thần linh bảo trợ ngôi nhà đang ở đó và với hi vọng Chúa sẽ tới thăm ngôi nhà của họ. Các cô gái mang miếng bánh đặt trên bàn thờ Đức Mẹ cho xuống dưới gối của mình trong đêm Giáng sinh để mong đợi một giấc mơ đẹp về người chồng tương lai của mình.
Người ta đặt cỏ trong máng để nhớ lại nơi Đức mẹ đồng trinh đã sinh ra chúa Jesus. Sau ngày giáng sinh cỏ này được đem tết thành vòng và đem treo lên một cây nào đó trong vườn, với mong muốn cây cối sẽ xanh tươi đâm chồi nảy lộc đơm hoa kết trái cho năm sau.
Koleduvane (hát mừng Giáng sinh)
Carollers (hát mừng Giáng sinh) là yếu tố quan trọng thứ ba của ngày lễ Giáng sinh. Nó bắt đầu sau nửa đêm, các coledari lựa chọn người dẫn đầu chủ trò từ ngày hôm trước. Đó phải là người lớn tuổi và đã kết hôn, thuộc các bài hát Giáng sinh và kinh ban phước, có tâm hồn nghệ thuật, bàn tay hào phóng và trái tim nhân hậu.
Nhóm hát Giáng sinh bao gồm những người đàn ông độc thân, đã đính hôn hoặc trẻ hơn, sắp kết hôn. Họ mặc quần áo lễ hội Giáng sinh được trang trí với mũ chùm lông, tay mang “gậy sặc sỡ.”

Коледарите
Thời gian cho coleduvane được qui định nghiêm ngặt theo truyền thống – từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc vào ngày Giáng sinh. Theo quan niệm dân gian lúc đó xuất hiện ma quỷ, yêu tinh và các sinh vật siêu nhiên khác. Người ta tin rằng các coledari với những bài hát của họ có sức mạnh xua duổi chúng.
Họ dạo quanh các nhà đi theo nhóm, luôn luôn xuất phát theo hướng đông.Tới mỗi nhà họ hát những bài hát ca ngợi chủ nhà và chúc phúc cho họ. Chủ nhà mời các chàng trai trẻ ngồi quanh bàn và đãi rượu vang và rượu mạnh (rakia), sau đó một cô gái tặng cho họ bánh mì tròn. Họ tặng cả tiền, thịt, đậu, bột mì, rượu vang, vv.
Thường các nhóm hát Giáng sinh có cả ông già và bà già, trohober (thu nhặt bánh), gaida (người thổi kèn túi) và những người hát. Ông bà già tươi cười, trohober thu thập quà tặng, gaida thổi kèn túi, đoàn quân thì hát. Ở một số vùng các coledari làm cả các con mèo, kêu meo meo và thông báo họ đã đến. các chàng trai mặc trang phục lễ hội cho mùa rét, như vẫn thường thế, với mũ trang trí  bằng chuỗi bắp rang và một bó gỗ hoàng dương, với cái móc trong tay.

Коледарите
Khắp nơi mọi nhà chờ đợi họ với niềm vui, đau buồn, trừ nhà nào có chuyện buồn như tang tóc hoặc bệnh tật thì họ không đến.
Từ nửa đêm cho đến sáng, các coledari ghé thăm các nhà, hát các bài hát Giáng sinh với lời chúc sức khỏe, hạnh phúc trong gia đình và vụ mùa bội thu, còn chủ nhà ban tặng họ bánh Giáng sinh. Đầu tiên, hộ xuất phát đến từ nhà người nổi bật nhất trong làng – thị trưởng, linh mục hay giáo viên. Chủ nhà chào đón họ với bánh và hơi nước.

В коледарската песен, пълна с пожелания за къщата и стопаните й, думата „добро” се споменава стотици пъти.
Còn bà chủ đã thì cho lúa mì và các coledari rắc xung quanh nhà để chúng lại sinh sôi trong năm tới. Ở một số nơi, nếu trong nhà có cô gái trong độ tuổi kết hôn, cô sẽ chuẩn bị chiếc bánh đặc biệt cho người yêu cảu mìnhn. Sau đó, tất cả các bánh này được bày nơi công cộng để bán đấu giá. Mỗi chàng thanh niên mua chiếc bánh của cô gái của mình. Nếu cô gái yêu nhiều chàng trai, họ sẽ đấu giá với nhau.
Sau khi bà chủ nhà tặng quà cho đoàn hát Giáng sinh, người dẫn đầu cầm bánh lên và đọc lời cầu  phước dài cho hạnh phúc, sức khỏe và sự giàu có. Nếu đoàn Giáng sinh là không hài lòng với những món quà họ trả thù bằng cách bỏ đi cánh cổng ngoài sân.
Ngày hôm sau, 25 tháng 12, tất cả các giáo dân Kitô hữu đi đến các đền thờ tham gia lễ phụng vụ long trọng. Họ ăn tiệc và nhảy khô rô tại quảng trường hay trong sân nhà thờ.
Một dàn đồng ca biểu diễn vũ điệu Giáng Sinh truyền thống ở thành phố Varna. Trong những ngày lễ Giáng Sinh, những người hát mừng thường đến thăm từng nhà và họ được tặng nhiều quà, từ bánh sữa hình nhẫn cho tới tiền xu, thịt và đậu; càng nhiều quà càng chứng tỏ năm mới sẽ bội thu.

4 nhận xét:

  1. Nhiều năm học ở Bul, mình chẳng biết các phong tục đón Giáng sinh КОЛЕДА của Bul!
    Cảm ơn bài viết của BTT nhá!
    Thật phong phú và rất riêng ....BUL!

    Trả lờiXóa
  2. [img] http://e-burgas.com/wp-content/uploads/2013/07/%D1%86%D1%8A%D1%80%D0%BA%D0%B2%D0%B0-%D0%B8-%D0%BC%D0%BE%D0%BC%D0%B8%D1%87%D0%B5.jpg [/img]
    Коледните заговезни или заговелки се нарича денят преди Коледните пости – 14 ноември. Той се смята и за последният ден, в който може да се блажи – да се ядат месо, яйца и млечни продукти.

    По българска традиция в нощта на Коледни заговезни на трапезата се слага пиле с кисело зеле, тиквеник с орехи и пълнени чушки с боб. Лъжицата, с която стопанката е сипвала от блажното ядене, скрива и не пипа чак до Коледа.

    От следващия ден започват 40-дневния Рождественски пост (Коледни пости).

    Преди Коледа вярващите християни постят, за да се подготвят да посрещнат материализираното Божие слово – сина Исус Христос.

    Не трябва да се ядат храни от животински произход – месо, мляко, сирене, яйца, кашкавал. През първата седмица на Рождественския пост и от 20 до 24 декември включително се консумира само растителна храна с олио. През останалите дни на този пост (без сряда и петък) се разрешава риба. Безгръбначни животни (охлюви, миди, октоподи и др.) също се приемат за постни храни. На Никулден – 6 декември, се разрешава риба и вино.

    Trả lờiXóa
  3. [img] http://e-burgas.com/wp-content/uploads/2013/12/trapeza.jpg [/img]
    Колко са ястията на Бъдни вечер?
    Vào đêm Giáng sinh, trên bàn ăn truyền thống của người Bul thường có 9 món ăn không thịt!
    Ở các vùng khác nhau của Bul có thể bầy 7 hay 11 món khác nhau, quan trọng số lượng món ăn không thịt là số...LẺ!
    Đặc trưng nhất là món: Đậu trắng om, Ớt nhồi cơm, bánh bột mì hấp, Bí đỏ, Tỏi, Mật ong, quả Óc chó, các loại quả. Ngoài ra bánh mì được nướng rất đặc biệt! Người phụ nữ trộn bột mì làm bánh phải : Tắm giặt sạch sẽ ( Thật "Sach" ...nữa đấy), mặc quần áo dân tộc truyền thống. Bánh mì loại này chia thành ba loại, chúng được trang trí khác nhau: Loại để bầy biện trang trí cho Lễ hội Giáng Sinh, Loại dâng cho Thần Nông và loại dành сhia cho mọi người tham gia lễ Giáng Sinh!
    [img] https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ2-eWNi-O__QJoap5UKDd2LihAdzOwCaxeQnx4HYDZ5qNN16sVVg [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. [img] http://www.radioplovdiv.bg/img_news/1385904642.jpg [/img]
      [img] http://e-vestnik.bg/imgs/bulgaria/Koleda1207-1.jpg [/img]
      [img] https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQPGYqzxmPa5QuFFPDZaPiLBebiZInOVPe59VXTGj_L5pY3D92Eew [/img]
      [img] https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSRIV2ZVQ1FAUl61Qjvatad2flIRNCUh6R9WptEsOQIPUD1LNz3hQ [/img]
      .....................

      Xóa