..


CHÀO CÁC BẠN GHÉ THĂM BLOG CỦA ĐOÀN LHSBUL 69'




Cảm ơn Bạn thăm Trang Blog
của Lưu học sinh học tại Bulgaria khoá 69-75!

ДОБРЕ ДОШЛИ В САЙТА НА БИВШИТЕ ВИЕТНАМСКИ СТУДЕНТИ В БЪЛГАРИЯ 1969-1975Г!


Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

18 cách tập dưỡng sinh trên giường

    Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào, tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến, giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng luyện tập để nâng cao sức khỏe.

     

    1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách (không dùng cơ ngực).

     

    2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất

    cả khoảng 15-20 lần vuốt.

    Tác dụng: Tăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt, bệnh ở mũi.

     

    3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5

    lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất cả 20 lần.

     

    4. Gập đầu về phía trước

    Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.

    Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.

    Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.

     

    5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái, sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.

     

    6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:

    Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng, ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên 1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp

    lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp thở

     

     

     

    7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho vùng đó nóng lên (hình 9).

     

    8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:

    Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản (nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có cảm giác nóng thì tốt (hình 10).

     

    9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:

    Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc cảm giác nóng thì tốt.

     

    10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn

    (hình 11).

     

    11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miết đi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay

    duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).

    Tác dụng: Làm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo phì.

    12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai xuống dần.

    Tác dụng: Điều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).

     

    13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay bao lấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân khác(hình 14).

    Tác dụng: Làm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.

     

    14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần

    (hình 15).

     

    15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế, lăn lưng bập bênh.

    Tác dụng: Vận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi; tăng cường công năng tứ chi.

     

    16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).

    Tác dụng: Tăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo phì.

     

    17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).

     

    18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung nghĩ vào huyệt đan điền.

     

    Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.

    Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.

    Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp.

    Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.

    Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.

    Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.

    Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.

     

18 cách tập dưỡng sinh trên giường

    Phương pháp này có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương, ích khí dưỡng huyết, hoạt huyết hóa ứ, do đó làm tỉnh đầu, sáng mắt, phòng chữa các bệnh ngũ quan, giảm bớt nếp nhăn trên mặt, làm cho da sáng, hồng nhuận, đàn hồi. Đồng thời có thể điều tiết chức năng thần kinh, làm cho tinh thần dồi dào, tư duy sắc bén, nhớ nhiều, ngủ tốt. Ngoài ra còn điều tiết chức năng các tuyến, giảm mỡ trong máu, phòng chữa bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. Giúp tăng thêm công năng tim phổi, từ đó tăng thể chất, đạt mục đích phòng suy não, ích thọ diên niên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc làm tài liệu tham khảo, vận dụng luyện tập để nâng cao sức khỏe.

     

    1. Thở bụng 12 lần: Nằm ngửa, đầu, chân và lưng duỗi thẳng, 2 bàn tay đặt lên bụng. Thả lỏng toàn thân, từ từ hít vào, thở ra 12 lần bằng cơ hoành cách (không dùng cơ ngực).

     

    2. Vuốt trán 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay của từng tay đặt lên hai huyệt ấn đường, vuốt dọc theo hai lông mày ra huyệt thái dương từ 3-5 lần, sau đó tay nhích lên phía giữa trán cao hơn lông mày vuốt tiếp, nâng tay dần cho sát đến mép chân tóc ở trán, sau đó lại hạ tay xuống dần cho đến lông mày thì thôi. Tất

    cả khoảng 15-20 lần vuốt.

    Tác dụng: Tăng sự vận hành máu ở trán, giảm nếp nhăn trán, chữa chóng mặt, bệnh ở mũi.

     

    3. Đẩy ngược hai má 20 lần: Nằm ngửa, 4 ngón tay kết vào nhau, ngón giữa day nhẹ huyệt nhân trung mấy lần, hai ngón giữa lại miết hai bên sống mũi lên đến huyệt tinh minh, toản trúc 5 lần, ngón giữa lại day huyệt thừa tương mấy lần, sau đó vuốt ra quá huyệt địa thương rồi lại vuốt đến phía dưới mắt, tất cả 5

    lần, dùng cả bàn tay vuốt từ hai xương quai hàm dưới ngược lên 5 lần, cộng tất cả 20 lần.

     

    4. Gập đầu về phía trước

    Gập đầu về phía trước 6 lần: Nằm ngửa, hai tay ôm lấy sau gáy. Dùng lực kéo đầu gập về phía trước cho cằm chạm vào ngực, hơi dừng lại ở thời điểm đó.

    Làm 6 lần, dùng ngón giữa day huyệt phong trì và hai bên gáy, mỗi nơi 20 lần.

    Tác dụng: Tập cổ, tăng cường công năng các cơ ở cổ làm cho khí huyết vận hành, phòng chữa các bệnh ở đốt sống cổ, vùng đầu tê các chi, đau ở vùng vai và hay bị cảm. Thính tai, sáng mắt, chữa các bệnh về mắt, tai và mũi.

     

    5. Day huyệt phế du, xoa huyệt đại chùy mỗi bên 20 lần: Nằm ngửa, đầu tiên dùng ngón tay giữa ấn vào ngay sát dưới khớp đốt sống cổ thứ 7 (từ trên xuống), từ hai hõm vai tìm ra huyệt phế du ấn 20-30 lần. Sau đó, dùng tay trái, sau là tay phải, 4 ngón tay đặt lên vai, xoa xiên huyệt tại chùy 20-40 lần. Xoa cho phát nóng cục bộ thì kết quả rất tốt. Lại dùng gốc bàn tay trái đặt lên huyệt kiên tỉnh bên phải, đầu ngón tay giữa tìm huyệt phế du, day 30-40 lần, làm xong thay đổi tay phải, day sao cho phát nóng thì thôi.

     

    6. Day huyệt tỳ du Day các huyệt tỳ du, thận du, mỗi chỗ 15 lần:

    Nằm ngửa, hai tay nắm lại, lót xuống dưới lưng cho mu bàn tay ở phía lưng, ban đầu đúng ở huyệt tỳ du (ngay phía dưới đốt sống ngực thứ 8 dịch ra 2 bên 1,5 thốn), sau đó chuyển tay tỳ vào huyệt thận du, hai đầu gối hơi vòng lên, lắc người qua phải, qua trái làm cho lưng lắc theo. Làm cho đến khi các huyệt trên thấy cảm giác mỏi. Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, buông lỏng, bàn tay phải úp

    lên huyệt trung hoàn, tay trái úp lên huyệt khí hải. Tập trung chú ý vào huyệt khí hải (tức đan điền). Thở sâu, chậm và có nhịp. Dùng mũi hít vào bụng dưới phình lên rồi dùng miệng thở ra, bụng thót lại, hai bàn tay lên xuống theo nhịp thở

     

     

     

    7. Xoa cơ thăn ở thắt lưng 20 lần: Tư thế ngồi, đầu tiên lấy sống ngón tay cái xoa cơ thăn sát hai bên cột sống thắt lưng, sau đó xoa bằng lòng bàn tay cho vùng đó nóng lên (hình 9).

     

    8. Xoa huyệt trung quản thuận và ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần:

    Nằm ngửa, bàn tay phải úp lên bàn tay trái, tay trái đặt lên huyệt trung quản (nằmkhoảng giữa rốn và mỏ ác), ban đầu xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần,sau đó lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần, cho đến lúc có cảm giác nóng thì tốt (hình 10).

     

    9. Day huyệt khí hải thuận, ngược chiều kim đồng hồ mỗi chiều 50-100 lần:

    Nằm ngửa, tay phải đè lên tay trái, đặt gốc bàn tay trái lên điểm giữa bụng, phía dưới rốn và khớp vệ là huyệt khí hải, day xoa ngược chiều kim đồng hồ 50-100 lần, rồi lại đổi tay xoa thuận chiều kim đồng hồ 50-100 lần. Xoa cho đến lúc cảm giác nóng thì tốt.

     

    10. Day xoa hai huyệt chương môn, mỗi bên 20-30 lần: Nằm ngửa, hai mép ngón tay cái đặt lên cuối xương sườn 11 tức huyệt chương môn, đẩy về phía trước 20-30 lần, sau đó lại dùng các ngón tay miết xiên lên 20-30 lần vùng bẹn

    (hình 11).

     

    11. Xoa bụng dưới: Nằm ngửa, 5 ngón tay hơi khép lại, sống bàn tay phía ngón út đặt lên hông ở vị trí phía trên mào chậu, đẩy xiên xuống phía dưới rốn, miết đi miết lại 20-40 lần. Nằm ngửa ngồi dậy 15 lần: Nằm ngửa, hai chân, hai tay

    duỗi thẳng, rộng bằng vai, thót bụng nâng đầu lên, lưng rời khỏi giường, ngồi lên, hai tay vươn dần về phía bàn chân, hai chân từ đầu đến cuối để im không nâng lên, tức chỉ dựa vào cơ bụng mà dậy (hình 12).

    Tác dụng: Làm tăng công năng cơ bụng, cơ lưng, giảm mỡ ở bụng, chữa béo phì.

    12. Ưỡn bụng 15-20 lần: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhô đầu gối lên, hơi giãn rộng, thở vào và nâng bụng dần lên, lúc thở ra hạ vai xuống dần.

    Tác dụng: Điều chỉnh khí toàn thân, tăng công năng của cơ thắt lưng và giảm mỡ bụng, phòng và chữa béo phì (hình 13).

     

    13. Gập từng đầu gối 10 lần: Nằm ngửa, từng chân gập đầu gối lên, hai tay bao lấy đầu gối, dùng lực níu đầu gối vào bụng, sau đó thẳng chân ra, đổi chân khác(hình 14).

    Tác dụng: Làm dẻo đầu gối, tăng cường công năng cơ bụng, cơ đùi, phòng và chữa các bệnh vùng mông, vùng đùi.

     

    14. Ngóc đầu ôm hai đầu gối: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng sát nhau, hai tay duỗi thẳng, đầu, ngực và đầu gối cùng gập với nhau, hai tay ôm lấy đầu gối dùng lực gò vào sát bụng, sau đó duỗi thẳng hai chân. Làm đi làm lại 10 lần

    (hình 15).

     

    15. Lăn lưng 6-12 lần: Nằm ngửa, động tác trên (ngóc đầu ôm gối) làm đến lần cuối cùng thì tay không thả đầu gối ra nữa mà cứ để người cuộn tròn như thế, lăn lưng bập bênh.

    Tác dụng: Vận hành khí huyết toàn thân, tăng cường cơ bụng, cơ lưng, co duỗi; tăng cường công năng tứ chi.

     

    16. Bắt chước đạp xe đạp 2-3 phút: Nằm ngửa, hai tay duỗi rộng bằng vai, hai chân nhấc lên như đạp xe đạp, đạp đi đạp lại (hình 16).

    Tác dụng: Tăng cường công năng cơ thắt, cơ mông, cơ bụng và cơ đùi, dẻo các khớp, chữa bệnh viêm khớp, giảm mỡ bụng, thắt lưng, mông và đùi, chữa béo phì.

     

    17. Nắn tứ chi, vỗ chi dưới: Nằm ngửa, tay này nắn cho tay kia từ vai đến đầu ngón tay, mỗi bên 6 lần. Sau đó ngồi dậy, mỗi tay nắn cho mỗi chân từ đùi đến gót mấy lần, xong vỗ từng chân từ trên xuống dưới 6-8 lần (hình 17).

     

    18. Các động tác làm xong lại quay về động tác đầu, nhắm mắt, tập trung nghĩ vào huyệt đan điền.

     

    Chú ý Phương pháp này hợp với thanh niên, trung niên và người cao tuổi.

    Trước khi ngủ làm một lần từ 20-30 phút.

    Đối với người tăng huyết áp, bệnh tim nặng hoặc người cao tuổi thì không nên làm động tác lăn lưng và bắt chước đạp xe đạp.

    Trong thập bát pháp không bắt buộc phải làm đầy đủ các động tác hay số lần làm mà phải căn cứ vào tình hình sức khỏe để gia giảm.

    Mới tập, động tác phải nhẹ nhàng, tập trong thời gian ngắn, không để mệt quá.

    Về sau có thể tăng dần số động tác, số lần hay thời gian.

    Kiên trì tập sẽ bớt béo, cũng có thể giúp người gầy tăng thể trạng.

     

Sáng xoa mặt, tối xoa chân

    Đây là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó nếu mỗi sáng và tối, các bạn chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay như hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ phòng ngừa hoặc giảm được bệnh tật. Quan trọng là cần thực hiện một cách nghiêm túc, đều đặn mỗi ngày.








    SÁNG XOA MẶT




    Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây:



    Xoa hai ổ mắt: Úp hai cườm tay lên hai ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt) xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: Làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê hai tay.


    Xoa mũi: Đặt 2 ngón tay trỏ miết vào 2 cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập 2 ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Đặc biệt động tác miết ngược từ 2 cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới.



    Xoa má: Dùng 2 tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.



    Xoa tai: Dùng 2 ngón tay cái để sau 2 tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị ù tai, tai điếc... Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vi và nội tạng của cơ thể.



    Xoa trán: Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.



    Xoa miệng, cằm: Dùng cả bàn tay xoa toàn bộ miệng, cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh lục phủ ngũ tạng.



    Cào trên đầu: Lấy 10 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau gáy 30-60 lần. Công dụng: giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người bị liệt.



    Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay xoa sau gáy, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.


    Tóm lại:


    Xoa mặt buổi sáng có 4 tác dụng: giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; làm tiêu nám, mụn trên da mặt; giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu.


    Chú ý:


    Sau khi thực hiện xong, khoảng 5 phút nên rửa mặt bằng khăn bông nhúng nước ấm, rồi dùng khăn chà xát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội có thể nhúng tiếp nước ấm.

    Đây là động tác bổ sung cho cách xoa mặt bằng tay nói trên để đạt hiệu quả tốt hơn.








    TỐI XOA CHÂN



    Ngược lại với xoa mặt, các bạn nên xoa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 6 động tác sau đây:


    Động tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân theo hướng mũi tên trong ảnh. Đổi chân và lặp lại động tác này.


    Động tác 2: Đặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong ảnh.


    Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.


    Động tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong ảnh cho đến ngón cái của bàn chân.


    Động tác 5: Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo hướng mũi tên trong ảnh.


    Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong ảnh. Sau đó lập lại động tác 1.


    Kết luận


    Trong suốt quá trình thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu massage. Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn bọc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Đây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

    Theo trang Cao Niên

Sáng xoa mặt, tối xoa chân

    Đây là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả mọi người để giữ gìn sức khỏe. Như chúng ta biết bộ mặt, vành tai, bàn tay, bàn chân, lưng, ngực là những cơ quan phản ánh toàn bộ tình trạng cơ thể, do đó nếu mỗi sáng và tối, các bạn chịu khó xoa mặt, mũi, chân tay như hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ phòng ngừa hoặc giảm được bệnh tật. Quan trọng là cần thực hiện một cách nghiêm túc, đều đặn mỗi ngày.

     

     

     

     

    SÁNG XOA MẶT

     

    Có 8 động tác, mỗi động tác xoa từ nửa phút đến một phút (30-60 lần). Sáng sớm vừa ngủ dậy, trước khi xuống giường, xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi làm 8 động tác sau đây:

     

    Xoa hai ổ mắt: Úp hai cườm tay lên hai ổ mắt (tay chạm xung quanh mắt, gờ xương, không đè mạnh vào mắt) xoa vòng quanh mắt cho đủ 30 lần. Công dụng: Làm cho mắt tinh và sáng, khai thông khí huyết, đỡ mệt mỏi, nhức tê hai tay.

     

    Xoa mũi: Đặt 2 ngón tay trỏ miết vào 2 cạnh bên mũi lên tới cạnh mắt 30 lần. Sau đó chập 2 ngón tay cái và trỏ vuốt từ trên sống mũi xuống 30 lần. Công dụng: Làm cuống phổi, cuống họng, lá mía, sống lưng, mông, háng khỏe lên. Đặc biệt động tác miết ngược từ 2 cánh mũi lên mắt còn chữa được bệnh sa tử cung ở phụ nữ, có tác dụng cường dương đối với nam giới.

     

    Xoa má: Dùng 2 tay xoa toàn bộ má mỗi bên 30 lần. Công dụng: làm cho toàn bộ xương sườn, cánh lưng, thần kinh sườn, hai lá phổi, gan, mật, dạ dày được thông thoáng.

     

    Xoa tai: Dùng 2 ngón tay cái để sau 2 tai, các ngón còn lại để ở phía trước tai rồi xoa vành tai và toàn bộ tai mỗi bên 30 lần. Công dụng: Trị ù tai, tai điếc... Ngoài ra còn trị được nhiều bệnh ngoại vi và nội tạng của cơ thể.

     

    Xoa trán: Úp bàn tay xoa toàn bộ trán, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh thuộc lục phủ ngũ tạng.

     

    Xoa miệng, cằm: Dùng cả bàn tay xoa toàn bộ miệng, cằm, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: chữa các bệnh lục phủ ngũ tạng.

     

    Cào trên đầu: Lấy 10 đầu ngón tay của 2 bàn tay cào từ trước đầu ra sau, xong từ đỉnh tai kéo ra sau gáy 30-60 lần. Công dụng: giúp máu lưu thông lên não, chữa đau mỏi toàn thân, tốt cho hệ thần kinh não bộ, đặc biệt đối với chân tay người bị liệt.

     

    Xoa sau gáy: Dùng cả bàn tay xoa sau gáy, mỗi tay xoa 30 lần. Công dụng: tăng sức chịu đựng của toàn bộ cơ thể.

     

    Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 tác dụng: giúp khí huyết lưu thông toàn bộ cơ thể; da dẻ mịn màng, đẹp đẽ; làm tiêu nám, mụn trên da mặt; giúp mắt tinh, tai thính, tỉnh táo, dễ chịu.

     

    Chú ý: Sau khi thực hiện xong, khoảng 5 phút nên rửa mặt bằng khăn bông nhúng nước ấm, rồi dùng khăn chà xát kỹ mặt, cổ, gáy, nếu nguội có thể nhúng tiếp nước ấm.

    Đây là động tác bổ sung cho cách xoa mặt bằng tay nói trên để đạt hiệu quả tốt hơn.

     

     

     

     

     

    TỐI XOA CHÂN

     

    Ngược lại với xoa mặt, các bạn nên xoa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 6 động tác sau đây:

     

    Động tác 1: Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân theo hướng mũi tên trong ảnh. Đổi chân và lặp lại động tác này.

     

    Động tác 2: Đặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong ảnh.

     

    Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.

     

    Động tác 4: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong ảnh cho đến ngón cái của bàn chân.

     

    Động tác 5: Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo hướng mũi tên trong ảnh.

     

    Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong ảnh. Sau đó lập lại động tác 1.

     

    Kết luận

     

    Trong suốt quá trình thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu massage. Trong khi thực hiện các động tác sáng xoa mặt, tối xoa chân nói trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn bọc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Đây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra. Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

     Theo trang Cao Niên